Để triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số hiệu quả, theo Cục Tin học hóa, các tỉnh cần điều chỉnh, nâng cấp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 1.0 lên 2.0.

Nâng cấp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để triển khai Chính quyền số hiệu quả

Thu Anh | 14/03/2021, 18:21

Để triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số hiệu quả, theo Cục Tin học hóa, các tỉnh cần điều chỉnh, nâng cấp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 1.0 lên 2.0.

Liên quan đến Khung Kiến trúc Chính phủ số, Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) cho biết từ khi có định hướng xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số, Bộ TT-TT (Cục Tin học hóa) đã có tìm hiểu, nghiên cứu về việc cần thiết hay không điều chỉnh Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử thành Khung Kiến trúc Chính phủ số.

Theo đó, Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0 đã được cập nhật, điều chỉnh từ phiên bản 1.0 trên cơ sở có cập nhật các yêu cầu, các công nghệ số phù hợp với các công nghệ số trong phát triển Chính phủ số, Chính quyền số.

Khung Kiến trúc 2.0 mới được điều chỉnh, các bộ, ngành, địa phương mới xây dựng, cập nhật điều chỉnh Kiến trúc cho phù hợp với phiên bản 2.0, bắt đầu áp dụng triển khai, chưa thấy phát sinh các vướng mắc cần điều chỉnh. Do đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục áp dụng, triển khai theo Khung Kiến trúc 2.0 và Kiến trúc đã được xây dựng, cập nhật.

Bên cạnh đó, theo Cục Tin học hóa, xây dựng Khung Kiến trúc nhằm xác định tổng thể các nội dung, hoạt động của tỉnh để ứng dụng công nghệ số, đưa lên môi trường số; xác định tổng thể các dữ liệu, ứng dụng, nền tảng, các giải pháp kỹ thuật về hạ tầng, mạng, kết nối… để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình phù hợp, hoàn thiện các quy định, chính sách cần thiết phục vụ chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Có Khung Kiến trúc của tỉnh giúp cho việc xác định nhiệm vụ, lộ trình triển khai phù hợp, bảo đảm không trùng lặp, có sự kết nối, liên thông tốt giữa các cơ quan trong tỉnh và với các cơ quan Trung ương. Để triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu trên, theo Cục Tin học hóa, các tỉnh cần điều chỉnh, nâng cấp Kiến trúc 1.0 lên Kiến trúc 2.0.

nang-cap-khung-kien-truc-nham-trien-khai-chinh-quyen-so-hieu-qua.jpg
Ảnh: Internet

Đảm bảo nhân lực cho chuyển đổi số

Mới đây, Sở TT-TT tỉnh Long An đề xuất Bộ TT-TT cần tham mưu Chính phủ có cơ chế, chính sách, hướng dẫn kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực của ngành về chuyển đổi số để đảm bảo nguồn lực thực hiện.

Về việc này, theo báo cáo, Bộ TT-TT đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ngành về chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì làm việc với Bộ TT-TT và các cơ quan liên quan về phương án kiện toàn, nâng cấp đơn vị chuyên trách về CNTT thành các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số tại các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ TT-TT cũng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Theo Đề án, mục tiêu đến 2025, 80% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, công nghệ số, kinh tế số, xã hội số cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Đào tạo được 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn để làm lực lượng nòng cốt chuyển đổi số trên toàn quốc.

Đưa được 100 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo tiến sĩ về chuyển đổi số, công nghệ số, kinh tế số, xã hội số ở nước ngoài. Tuyển sinh, đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao về các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số...

Đến năm 2030, 15.000 lượt cán bộ tại các cơ quan nhà nước được đào tạo ngắn hạn chuyển đổi số, trong đó đào tạo ngắn hạn cho 2.000 lượt cán bộ lãnh đạo, cho 4.000 lượt đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ và 9.000 lượt cho các công chức, viên chức và người lao động.

Tuyển sinh, đào tạo được 10.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao về các chuyên ngành công nghệ số, kinh tế số và xã hội số. 90% sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được sát hạch đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản…

Bài liên quan
Nền tảng ‘Make in Vietnam’ cung cấp giải pháp tổng thể phát triển Chính phủ số
Nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital “Make in Vietnam” dựa trên phần mềm nguồn mở như một giải pháp toàn diện đáp ứng các yêu cầu về phát triển Chính phủ số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng cấp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để triển khai Chính quyền số hiệu quả