Hãng Reuters dẫn lời giới phân tích nhận định nếu gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ giúp liên minh “lấy lỗ hổng” ở phía tây bắc châu Âu: biển Baltic – tuyến đường thủy chung với Nga với một điểm nghẽn ngăn tiếp cận hải cảng của 8 quốc gia.

NATO được lợi gì khi kết nạp Thụy Điển?

Cẩm Bình | 04/07/2023, 13:03

Hãng Reuters dẫn lời giới phân tích nhận định nếu gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ giúp liên minh “lấy lỗ hổng” ở phía tây bắc châu Âu: biển Baltic – tuyến đường thủy chung với Nga với một điểm nghẽn ngăn tiếp cận hải cảng của 8 quốc gia.

Theo giới phân tích, chìa khóa để Thụy Điển đảm bảo biển Baltic có thể lưu thông nếu xung đột nổ ra chính là đội tàu ngầm thuộc loại hàng đầu thế giới của họ.

Một quan chức NATO nói với Reuters: “Hạm đội tàu ngầm Thụy Điển được chuẩn bị tốt để hoạt động ở môi trường này nên sẽ là sự bổ sung đáng kể cho năng lực tàu ngầm NATO ở Baltic”.

Biển Baltic chỉ sâu khoảng 60 mét – quá nông đối với tàu ngầm hạt nhân chiếm đa số trong đội tàu của Nga và Mỹ.

Thụy Điển hiện sở hữu 3 tàu ngầm lớp Gotland tiên tiến cùng 1 mẫu cũ hơn chuẩn bị ngừng hoạt động. Đến năm 2027 và 2028 sẽ có 2 tàu A26 mới được bàn giao.

nato.jpg
Một tàu ngầm lớp Gotland của Thụy Điển - Ảnh: Reuters

Kinh nghiệm cùng năng lực tàu ngầm Thụy Điển

Chính kinh nghiệm đem lại sức mạnh cho đội tàu ngầm Thụy Điển. Quốc gia Bắc Âu đã triển khai tàu ngầm ở biển Baltic từ năm 1904.

Chỉ huy tàu ngầm Flotilla (Thụy Điển) Fredrik Linden tuyên bố: “Chúng tôi có chuyên môn khu vực, giúp lấp đầy khoảng trống chuyên môn của NATO”.

Ngoài nước nông, biển Baltic còn có độ mặn tại từng khu vực khác nhau do nhận nước từ nhiều sông đổ về – ảnh hưởng không nhỏ đến độ nổi của tàu ngầm lẫn cách thức âm thanh truyền dưới nước. Hoạt động ở vùng biển phức tạp như vậy đòi hỏi phải am hiểu tình hình bản địa.

Bên cạnh kinh nghiệm, tàu ngầm Thụy Điển còn có thể ở dưới nước trong nhiều tuần.

Tàu ngầm thông thường lúc lặn chạy bằng năng lượng pin, đa số phải nổi lên sau vài ngày để động cơ diesel hoạt động giúp sạc lại pin. Nhưng các tàu Thụy Điển được trang bị bình chứa oxy lỏng cho phép chạy động cơ diesel ngay dưới nước – qua đó tăng thời gian lặn, giảm nguy cơ bị phát hiện.

Dự báo tác chiến dưới nước trong tương lai sẽ đòi hỏi mức độ tự động hóa cao, Thụy Điển đặt hàng 2 tàu ngầm A26 mới với kích thước lớn và linh hoạt hơn tàu lớp Gotland, đặc biệt phần mũi có thêm “cổng” để phương tiện điều khiển từ xa, phương tiện tự hành hoặc thợ lặn ra vào dễ dàng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO được lợi gì khi kết nạp Thụy Điển?