TikTok được cho đã liên hệ với Netflix để thảo luận về một thỏa thuận mua bán ở Mỹ. Song theo Screen Rant, Netflix đã từ chối và cho thấy không quan tâm đến việc mua ứng dụng chia sẻ video ngắn phổ biến.

Netflix từ chối mua TikTok, chây ì không chịu nộp thuế ở Việt Nam

26/08/2020, 18:50

TikTok được cho đã liên hệ với Netflix để thảo luận về một thỏa thuận mua bán ở Mỹ. Song theo Screen Rant, Netflix đã từ chối và cho thấy không quan tâm đến việc mua ứng dụng chia sẻ video ngắn phổ biến.

Netflix không muốn mua TikTok như tin đồn đầu tháng 8.2020

Không muốn mua TikTok

Netflix là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ đã có mặt trên 130 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam (từ năm 2016), cung cấp nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình phổ biến.

Việc phải đối mặt với áp lực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, TikTok phải bán mình hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ. ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đàm phán với Microsoft và Oracle về việc bán bộ phận TikTok hoạt động ở Mỹ, Canana, Úc, New Zealand.

Hôm 6.8, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Hôm 14.8, ông Trump ban hành sắc lệnh buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok ở Mỹ trong 90 ngày nữa.

Hôm 24.8, TikTok chính thức gửi đơn kiện, chỉ trích chính quyến Mỹ phớt lờ nỗ lực giải quyết bất đồng và chính trị hóa vấn đề. “Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động để tự bảo vệ quyền lợi”, TikTok viết.

Vụ kiện có thể cho phép TikTok tiếp tục hoạt động ở Mỹ trong thời gian đàm phán với những người mua tiềm năng, đồng thời tiếp cận với công ty khác như Netflix. Song theo trang Screen Rant, Netflix đã từ chối mua TikTok.

Cần lưu ý là Netflix đang gánh khoản nợ hơn 15,3 tỉ USD, chủ yếu do đầu tư sản xuất nội dung.

Hơn nữa, TikTok miễn phí và chủ yếu là video thô do người dùng tạo, còn Netflix yêu cầu trả tiền hàng tháng để xem nội dung và không có kinh nghiệm bán quảng cáo.

Netflix cự tuyệt TikTok vì đang gánh khoản nợ lớn?

TikTok được định giá từ 30 đến 50 tỉ USD, song giá trị có thể giảm xuống vì đang chịu áp lực từ chính quyền Mỹ và rơi vào vị trí dễ bị tổn thương.

Chây ì không chịu nộp thuế ở Việt Nam

Netflix cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới với hàng ngàn nội dung gồm các thể loại phim, chương trình trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra... được chuyển ngữ sang tiếng Việt, hướng tới người Việt.

Muốn xem phim và các chương trình trên Netflix, người Việt phải trả 180.000 đồng, 220.000 đồng hay 260.000 đồng mỗi tháng cho gói dịch vụ cơ bản, tiêu chuẩn hay cao cấp.

Thế nhưng, các nội dung Netflix cung cấp cho người dùng Việt Nam đang vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam (Luật Trẻ em, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh…). Chẳng hạn, Netflix đưa ra nội dung xuyên tạc lịch sử qua phim tài liệu Vietnam War; chiếu hình ảnh phố cổ Hội An nhưng chú thích thành quận Phù Lăng của Trung Quốc trong series phim Madam Secretary. xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam; phát các hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm qua một loạt phim như Polar, After Porn Ends, 365 Days...

Cách đây hơn nửa tháng, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã gửi Công văn số 1330/PTTH&TTĐT tới Netflix như sau: “Các nội dung này không được biên tập để phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; khi chuyển ngữ tiếng Việt, sử dụng từ ngữ thô tục, phá hoại tính trong sáng của tiếng Việt; cho phép trẻ em dễ dàng xem các nội dung không phù hợp với trẻ em...”.

Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử yêu cầu Netflix chấm dứt hoạt động chuyển ngữ tiếng Việt, gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam trên kho nội dung đang cung cấp đến người Việt. Ngoài ra, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin yêu cầu Netflix thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong trường hợp có nhu cầu tham gia thị trường dịch vụ truyền hình tại đây.

3 gói dịch vụ của Netflix ở Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Netflix cung cấp dịch vụ ở Việt Nam từ năm 2016 và hiện có khoảng 300.000 thuê bao. Netflix thu mỗi thuê bao ít nhất 120 USD/năm nên doanh thu mỗi năm lên đến 30 triệu USD. Song, Netflix không chịu sự quản lý như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước, không thực hiện các nghĩa vụ về thuế và phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo quy định.

Về chuyện trên, đại diện Netflix nói với báo Đầu tư: “Chúng tôi luôn tuân theo quy định thuế có thể áp dụng được tại nơi chúng tôi có mặt và cũng đã chủ động gặp gỡ với lãnh đạo ngành thuế Việt Nam. Liên quan đến biên tập nội dung, chúng tôi hiểu rằng một số luật vẫn đang trong quá trình thảo luận”.

Qua đó có thể thấy, Netflix vẫn không tích cực tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam dù nhiều lần được yêu cầu.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Reuters: ByteDance muốn đóng cửa TikTok ở Mỹ thay vì bán
ByteDance muốn đóng cửa TikTok thay vì bán nó nếu sử dụng hết mọi lựa chọn pháp lý nhưng không thể chống lại luật cấm nền tảng chia sẻ video ngắn nổi tiếng này trên các cửa hàng ứng dụng ở Mỹ, theo 4 nguồn tin của Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Netflix từ chối mua TikTok, chây ì không chịu nộp thuế ở Việt Nam