Sau khi Litva báo động Nga dàn tên lửa Iskander có thể gắn đầu đạn hạt nhân ở vùng biên giới hai nước, Điện Kremlin trấn an các nước khác đừng tự lo ngại vì Nga dàn vũ khí trên lãnh thổ Nga.

Nga dàn tên lửa hạt nhân Iskander, trấn an Litva

Trần Trí | 07/02/2018, 13:42

Sau khi Litva báo động Nga dàn tên lửa Iskander có thể gắn đầu đạn hạt nhân ở vùng biên giới hai nước, Điện Kremlin trấn an các nước khác đừng tự lo ngại vì Nga dàn vũ khí trên lãnh thổ Nga.

TASS ngày 6.2 dẫn lời người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Việc dàn vũ khí, dàn quân trên lãnh thổ Nga là vấn đề chủ quyền của Liên bang Nga. Đấy không thể là nguyên nhân để bất kỳ ai phải lo ngại”.

Ông Peskov còn nói Nga không bao giờ đe dọa bất kỳ ai, nhưng dĩ nhiên Nga có toàn quyền triển khai vũ khí trên lãnh thổ Nga.

Nga đã lên kế hoạch triển khaivũ khí ở vùng Kaliningrad trên biển Balticđể phản ứng việc Mỹ dàn “lá chắn” phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Hôm 5.2, sau một chuyến thăm quân NATO đóng ở thành phố Rukla, Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite cảnh báo việc Nga dàn tên lửa Iskander có thể mang đầu đạn hạt nhân là “mối đe dọa một nửa tổng số quốc gia châu Âu”, theo AP.

Cùng ngày 5.2, ông Vladimir Shamanov, chủ tịch ủy ban quốc phòng thuộc Hạ viện Nga, xác nhận đã dàn tên lửa Iskander-M đất đối đất ở vùng Kaliningrad để phản ứng trước việc NATO dàn quân dọc biên giới Nga, nhất là quân Mỹ ở Ba Lan giáp Kaliningrad.

NATO và Nga đã lại căng thẳng sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, với lý do phải bảo vệ kiều dân Nga ở bán đảo trên Biển Đen này. Nhưng NATO xem đó là sự vi phạm luật pháp quốc tế và củng cố phòng thủ ở vùng biên.

Kế hoạch của NATO là triển khai nhiều nhóm quân đa quốc gia và khí tài quân sự đến Ba Lan cùng 3 nước vùng biển Baltic (Litva, Latvia, Estonia).

Hồi tháng 12.2017, báo Kommersant (Nga) đưa tin tên lửa mới Iskander-M ở Kaliningrad có thể bắt đầu lãnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu từ năm 2018.

Trong cuộc tập trận rầm rộ Zapad 2017 giữa hai lực lượng quân đội Nga-Belarus, Nga cũng đã phóng một tên lửa Iskander.NATO và Mỹ đã lên án rằng đó là hành động khiêu khích của Nga.

Ngày 6.2, một quan chức NATO nói với Reuters: “Bất kỳ sự triển khai tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân nào đến gần biên giới chúng tôi đều không giúp hạ nhiệt căng thẳng. Trên tinh thần minh bạch, chúng tôi chờ nghe ý kiến của Nga”.

Quan chức này còn nói điều quan trọng là xác định chính xác tình hình. NATO đã được đặt trong tình trạng báo động, biết được khả năng, nhưng cũng biết từ lâu Nga đã đưa khí tài quân sự đến và rời khỏi Kalingrad.

Tên lửa Iskander-M được cho là tên lửa hiện đại nhất Nga, có thể phóng nhiều kiểu tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đạt tầm xa hàng trăm dặm.

Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký năm 1987. Xô-Mỹ đã cam kết tiêu hủy và không sử dụng tên lửa phóng từ trên bộ có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Nga phản ứng lại, nói Mỹ vi phạm INF bằng cách dàn “lá chắn” phòng thủ tên lửa Aegis ở châu Âu.

Bích Ngọc (theo Moscow Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga dàn tên lửa hạt nhân Iskander, trấn an Litva