Viện nghiên cứu chế tạo máy trực thuộc Cơ quan vũ trụ Nga Roskomos đang phát triển dự án chế tạo “Người dọn rác vũ trụ” bằng cách dùng động cơ phản lực thổi bay các thiết bị vũ trụ đã qua sử dụng khỏi quỹ đạo.
Theo tờ Izvestija, ông Igor Gorshkov, Tổng giám đốc của Viện nghiên cứu chế tạo máy giải thích rằng “ý tưởng này rất độc đáo.
Máy dọn rác vệ tinhđược trang bị các động cơ ion ở các hướng đối lập nhau. Vệ tinh dọn rác bay tiếp cậnthiết bị vũ trụ đã qua sử dụng, bật động cơ với công suất như nhau ở các hướng đối lập nhau.
Nhờ vậy mà vệ tinh ngừng lại tại chỗ và động cơ thổi làm thay đổi các thông số quỹ đạo của thiết bị vũ trụ đã qua sử dụng, khiến thiết bị này bị mất dần tốc độ và chệch khỏi quỹ đạo”.
Ông cũng nói thêm rằng với công suất động cơ gần 5kW thìthời gian đẩy rác vũ trụ đi phải mất 15 ngày đêm tùy theo khối lượng và kích thước của rác.
Xin nhắc lại rằng rác tích tụở khoảng không vũ trụ gần Trái đất tạo ra nguy cơ nghiêm trọng đe doạ các vụ phóng tàu vũ trụ.
Với tốc độ phát triển của ngành khai thác vũ trụ như hiện nay, khối lượng rác vũ trụ có thể làm cho các vụ phóng tàu vũ trụ phải ngưng trệ sau 100-200 năm nữa. Đây là dự báo được đưa ra trong hội thảo khoa học “Du hành vũ trụ thế kỷ XXI” vừa được tổ chức ở thành phố Korolev, ngoại ô Moscow.
Theo các số liệu của hệ thống cảnh báo về những tình huống nguy hiểm ở khoảng không vũ trụ gần Trái đất, tình đến giữa năm 2016, trên các quỹ đạo gần Trái đất có 17.800 “cục rác” kích cỡ trên 10cm, cỡ 700.000 “cục rác” kích thước trên 1cm và dưới 1 tỉmảnh vụn trên 1mm.
Đồng thời, cứ mỗi lần phóng thiết bị vũ trụ mới lại để lại trên quỹ đạo 2-3 mảnh rácgồm các tầng tên lửa, thùng nhiên liệu bỏ đi. Riêng vụ va chạm xảy ra năm 2009 giữa vệ tinh liên lạc hệ Iridium của Mỹ với vệ tinh quân sự Ngahết hạn sử dụng đã tạo ra gần 600 mảnh vụn nguy hiểm.
Vũ Trung Hương