Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) cho biết hợp tác chỉ có thể thực hiện được với việc “dỡ bỏ các lệnh trừng phạt bất hợp pháp”.

Nga ngừng hợp tác với NASA và ESA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, đòi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt

Sơn Vân | 02/04/2022, 23:18

Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) cho biết hợp tác chỉ có thể thực hiện được với việc “dỡ bỏ các lệnh trừng phạt bất hợp pháp”.

Nga sẽ chấm dứt hợp tác với các quốc gia khác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho đến khi các lệnh trừng phạt với nước này được dỡ bỏ.

Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, đã tuyên bố trong một chủ đề trên Twitter rằng “việc khôi phục quan hệ bình thường giữa các đối tác trên ISS và các dự án khác chỉ có thể thực hiện được với việc dỡ bỏ hoàn toàn và vô điều kiện các lệnh trừng phạt bất hợp pháp”.

Trong dòng tweet của mình, Dmitry Rogozin thông báo đã kháng cáo các lệnh trừng phạt trong thư gửi cho NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng như Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA).

Dmitry Rogozin cũng đăng hình ảnh về những gì có vẻ là phản ứng của mỗi quốc gia.

Trang The Verge đã liên hệ với NASA, ESA và CSA để xác nhận tính xác thực nhưng không nhận được phản hồi ngay lập tức.

Mỹ tiếp tục hỗ trợ các hợp tác không gian quốc tế của chính phủ, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến việc vận hành ISS với Nga, Canada, châu Âu và Nhật Bản. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới và hiện tại của Mỹ tiếp tục cho phép hợp tác giữa Mỹ và Nga để đảm bảo ISS tiếp tục hoạt động an toàn”, người quản lý NASA - Bill Nelson viết.

CSA dường như có phản hồi tương tự với yêu cầu của Dmitry Rogozin khi nêu rõ: “Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng Canada tiếp tục hỗ trợ chương trình ISS, tận tâm với các hoạt động an toàn và thành công của chương trình này”.

Trong khi đó, người đứng đầu ESA - Josef Aschbacher trả lời bằng cách nói rằng ông sẽ chuyển yêu cầu của Dmitry Rogozin tới các quốc gia thành viên để đánh giá.

nga-ngung-hop-tac-voi-nasa-tren-iss.jpg
ISS trong ảnh chụp từ tàu Crew Dragon Endeavour của SpaceX tháng 11.2021 - Ảnh: NASA

Dmitry Rogozin nói: “Lập trường từ các đối tác của chúng tôi rất rõ ràng: Các lệnh trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ. Mục đích của các lệnh trừng phạt là giết chết nền kinh tế Nga, đẩy người dân của chúng tôi vào tuyệt vọng và đói khát, đưa đất nước của chúng tôi sụp đổ".

Dmitry Rogozin cho biết thêm Roscosmos sẽ sớm xác định thời điểm ngừng tham gia của Nga với ISS, sau đó sẽ báo cáo cho các quan chức chính phủ Nga.

Dmitry Rogozin đã phản ứng mạnh mẽ với các lệnh trừng phạt mà Tổng thống Joe Biden áp đặt vào tháng 2.2022, ám chỉ rằng ISS có thể rơi xuống Trái đất nếu không có sự tham gia của Nga.

Hôm 12.3, Dmitry Rogoziny cảnh báo các lệnh trừng phạt, bao gồm cả lệnh trừng phạt trước khi Nga tấn công Ukraine, có thể làm gián đoạn hoạt động của tàu vũ trụ Nga phục vụ ISS.

"Phân đoạn của Nga, giúp điều chỉnh quỹ đạo của trạm, có thể bị ảnh hưởng, khiến cấu trúc nặng 500 tấn rơi xuống biển hoặc lên đất liền", Roscosmos viết trên Telegram.

"Phân đoạn của Nga đảm bảo quỹ đạo của trạm được điều chỉnh (trung bình 11 lần một năm), bao gồm cả tránh các mảnh vỡ không gian", Dmitry Rogoziny cho biết, nói thêm rằng vị trí ISS có thể rơi xuống không phải ở Nga.

Việc Nga rút khỏi ISS có khả năng gây hại thực sự vì NASA dựa vào Nga để duy trì vị trí và định hướng của ISS trong không gian.

Hôm 31.3, NASA cho biết Nga đang tiến tới mở rộng hợp tác trên ISS đến năm 2030, nhưng tuyên bố của Dmitry Rogozin khiến điều này có vẻ khó xảy ra.

Đầu tuần này, phi hành gia Mark Vande Hei của NASA đã trở về Trái đất an toàn trên một tên lửa Soyuz (Nga) cùng với hai nhà du hành vũ trụ. Trước khi Mark Vande Hei khởi hành, đã có nhiều lo ngại cho việc ông trở về nhà trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, nhưng Roscosmos khẳng định rằng việc này sẽ không làm Vande Hei mắc kẹt trên ISS.

Bài liên quan
Nhiều nhân viên thúc giục các hãng công nghệ lớn giúp Ukraine phong tỏa kỹ thuật số với Nga
Microsoft, SAP và IBM quyết định duy trì hoạt động tại Nga bất chấp lời kêu gọi của Ukraine khiến nhân viên ở một số quốc gia tức giận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga ngừng hợp tác với NASA và ESA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, đòi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt