Bức tranh xuất khẩu ngành hàng này dự kiến tiếp tục ảm đạm khi diễn biến COVID-19 vẫn căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, còn công nhân vẫn chưa được ưu tiên tiêm vắc xin.

Ngành xuất khẩu hơn 8 tỉ USD của Việt Nam phụ thuộc vào tiêm vắc xin

Tuyết Nhung | 02/09/2021, 17:47

Bức tranh xuất khẩu ngành hàng này dự kiến tiếp tục ảm đạm khi diễn biến COVID-19 vẫn căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, còn công nhân vẫn chưa được ưu tiên tiêm vắc xin.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có cuộc khảo sát cho thấy trong hơn 1 tháng vừa qua, chỉ có khoảng 30-40%% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và cũng chỉ huy động được 40-50% người lao động tham gia sản xuất.

6bd08d53-b0d7-4dd0-815d-66a60b228d2e.jpeg
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 - Ảnh: Internet

Công suất sản xuất trung bình giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển. Doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, thiếu nguyên liệu sản xuất không đảm bảo tiến độ giao hàng, thủ tục xuất nhập khẩu bị chậm trễ ách tắc, chi phí đầu vào và chi phí vận tải tăng… hàng loạt khó khăn chồng chất do bùng phát dịch COVID-19.

Trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 35-40% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trải qua hơn 1 tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động "3 tại chỗ", kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. 

Theo đó, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực.

"Nhìn chung, diễn biến COVID-19 vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở TP.HCM và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương), trong khi việc triển khai tiêm vắc xin cho lực lượng công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn hạn chế. Với thực trạng đó, bức tranh sản xuất và xuất khẩu thủy sản tháng 9 vẫn ảm đạm", đại diện VASEP nhìn nhận.

Hiện, sản xuất và chế biến cá tra tập trung chủ yếu ở các tỉnh bắc sông Hậu vẫn đang nặng nề vì sản xuất "3 tại chỗ". Hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa, tình hình xuất khẩu cá tra khó cải thiện trong tháng tới.

Tương tự, TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ là nơi có nhiều nhà máy và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng hải sản như: mực, bạch tuộc, cá ngừ, các loại cá biển khác. Với tình trạng COVID-19 bùng phát đỉnh điểm như hiện nay, sản xuất và xuất khẩu tại những địa bàn này sẽ tiếp tục đình trệ trong tháng 9.

Do vậy, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20% đạt khoảng 660 triệu USD. Với kịch bản từ sau tháng 9, hầu hết công nhân chế biến thủy sản được tiêm vắc xin, các công ty không phải sản xuất 3 tại chỗ, xuất khẩu 3 tháng cuối năm sẽ có thể đạt được xuất khẩu khoảng 8,5-8,6 tỉ USD. 

Trong đó, xuất khẩu tôm dự báo đạt khoảng 3,9 - 4 tỉ USD, cá tra khoảng 1,5 tỉ USD, xuất khẩu hải sản khoảng 3,1 tỉ USD.

Bài liên quan
Xả thải ra môi trường, công ty thủy sản bị phạt 608 triệu đồng
Ngày 9.6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Lê Văn Sử vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 công ty thủy sản xả nước thải ra môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành xuất khẩu hơn 8 tỉ USD của Việt Nam phụ thuộc vào tiêm vắc xin