Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc chuyến công du tới Myanmar (tham gia hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN) và Úc (kỷ thỏa thuận hợp tác quân sự với Úc). Ông đã dừng chân tại bang Hawaii trước khi trở về Washington DC.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục khẳng định chính sách xoay trục châu Á

Một Thế Giới | 15/08/2014, 11:26

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc chuyến công du tới Myanmar (tham gia hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN) và Úc (kỷ thỏa thuận hợp tác quân sự với Úc). Ông đã dừng chân tại bang Hawaii trước khi trở về Washington DC.

Tại Hawaii, ông Kerry đã có một bài phát biểu nói về chính sách xoay trục châu Á của Mỹ. "Chúng ta biết rằng an ninh và thịnh vượng của nước Mỹ ngày càng gắn bó chặt chẽ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao Tổng thống Obama bắt đầu quá trình "tái cân bằng" với châu Á trong năm 2009. Đó là lý do tại sao Tổng thống yêu cầu tôi tăng gấp đôi nỗ lực của mình ở khu vực trong vòng hai năm rưỡi tới (cho đến khi ông Obama hết nhiệm kỳ tại Nhà trắng)", ngoại trưởng Kerry cho biết.

Ông Kerry cũng không quên nhắc về tình hình an ninh tại biển Đông và biển Hoa Đông. Nói về các tranh chấp ở hai khu vực trên, ông Kerry cho biết Mỹ không đứng về phía bên nào và cũng không đưa ra các giải pháp mang tính áp đặt cho các bên. Tuy nhiên, Mỹ kêu gọi các giải pháp thương lượng hòa bình.

Tờ Taipei Times cho biết ông Kerry đã nêu ra hai ví dụ về cách giải quyết tranh chấp trên biển ở Tây Thái Bình Dương. Đầu tiên, ông nêu "việc giải quyết (tranh chấp lãnh hải) gần đây giữa Indonesia và Philippines là một ví dụ cho thấy những tranh chấp có thể được giải quyết thông qua đàm phán trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau".

Sau đó, ngoại trưởng Mỹ nêu ra một ví dụ nhạy cảm hơn là "Nhật Bản và Đài Loan (TQ) cũng tương tự như vậy. Năm ngoái, họ cho thấy có thể thúc đẩy sự ổn định trong khu vực bất chấp các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn". Taipei Times cho rằng ông Kerry đề cập sự kiện năm ngoái, người đứng đầu Đài Loan, Mã Anh Cửu đã gác tranh chấp với Tokyo về chủ quyền ở quần đảo Senkaku để đạt được thống nhất về ngư trường ở khu vực này.

So sánh của ông Kerry có thể khiến Bắc Kinh phải bực mình. Trên nguyên tắc, Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc dù hòn đảo này có quốc hội, chính quyền và quân đội độc lập. 
Trên trường quốc tế, Trung Quốc không cho phép Đài Loan quyền đàm phán chủ quyền nên việc ông Kerry nêu ví dụ Nhật Bản và Đài Loan gác tranh chấp là khó chấp nhận với Bắc Kinh.
Tại diễn đàn khu vực ASEAN vừa qua, ông Kerry đã đề xuất các biện pháp làm đóng băng ngay lập tức các hành động khiêu khích tại biển Đông.
 Đây là sự ám chỉ đối với việc Trung Quốc có một loạt hành động đơn phương tại Biển Đông trong đó có việc hạ đặt giàn khoan thăm dò trái phép trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cải tạo phi pháp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
Hoặc việc Trung Quốc đòi xây dựng 5 ngọn hải đăng trên các đảo ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam cũng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. 
Tuy nhiên, phía Trung Quốc phản ứng lạnh nhạt trước đề xuất này và còn tìm cách hất Mỹ ra khỏi các cuộc đàm phán ở biển Đông.

Anh Tú (theo ABC và Taipei Times)

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục khẳng định chính sách xoay trục châu Á