Bài viết Cuộc xung đột lớn trên biển Đông: Trung Quốc đối đầu Việt Nam (The Great South China Sea Clash: China vs. Vietnam) của Richard Javad Heydarian đăng trên trang National Interest ngày 12.8 mang nội dung: Trung Quốc chỉ có thiệt khi hung hăng bắt nạt Việt Nam. Một Thế Giới xin lược dịch:

Bắt nạt Việt Nam, Trung Quốc chỉ chuốc lấy thiệt hại

Một Thế Giới | 13/08/2014, 20:00

Bài viết Cuộc xung đột lớn trên biển Đông: Trung Quốc đối đầu Việt Nam (The Great South China Sea Clash: China vs. Vietnam) của Richard Javad Heydarian đăng trên trang National Interest ngày 12.8 mang nội dung: Trung Quốc chỉ có thiệt khi hung hăng bắt nạt Việt Nam. Một Thế Giới xin lược dịch:

Bắc Kinh ra vẻ "ta đây hào kiệt"

Việc Trung Quốc quyết định đem giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, sau 4 tháng gây ra cuộc tranh chấp biển đảo quyết liệt giữa hải quân hai nước, đã được các nước lân bang và cộng đồng quốc tế cẩn trọng hoan nghênh.

Việc TQ đơn phương hạ đặt giàn khoan bị xem là một thủ đoạn cơ hội để hỗ trợ cho tuyên bố độc chiếm biển Đông của TQ, trấn an những nhóm lợi ích theo chủ nghĩa dân tộc tại đại lục. 

Đã có những nỗi lo TQ sẽ xem xét việc đặt sự hiện diện thường trực trên vùng tranh chấp biển này, khi TQ củng cố việc đòi chủ quyền của họ bằng cách tuyên bố sẽ hạ đặt thêm vài giàn khoan nữa, có sự bảo vệ của một hạm đội tàu chiến và tàu tuần duyên dày đặc.

Hãy nhớ rằng trong những thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh, TQ cho thấy họ không hề lưỡng lự trong việc đuổi quân Việt Nam Cộng hòa để chiếm quần đảo Hoàng Sa, và sau đó, đuổi bộ đội Việt Nam thống nhất khỏi các vị trí chiến lược trên quần đảo Trường Sa.

Nhưng việc TQ quyết định dời giàn khoan đi sớm 1 tháng so với kế hoạch khiến nhiều chính phủ và chuyên gia khu vực bị bất ngờ.

Các nhà phân tích nêu nhiều lý do, từ nỗi đe dọa giàn khoan trị giá 1 tỉ USD chịu không nổi mùa bão trong khu vực, cho đến sự đồn đoán đã có một cuộc thỏa thuận ngoại giao ngầm giữa Việt Nam và TQ.

Cách giải thích tốt nhất là có thể TQ tạm thời làm hạ nhiệt tình hình để giảm sức ép của cộng đồng quốc tế, và không để bị cô lập, trong lúc họ tính lại chiến lược độc bá biển Đông.

Lúc còn làm việc cho các đời Tổng thống Mỹ, Henry Kissinger từng tóm tắt văn hóa lập chiến lược của TQ là "chờ thời cơ chín muồi" và "xem xét cán cân lực lượng".

Cán cân lực lượng thì hải quân TQ hùng mạnh, nhưng "thời cơ chín muồi" thì xem ra Bắc Kinh chọn hớ.

TQ có thể “ta đây hùng kiệt” mạnh nhất châu Á, nhưng lãnh đạo TQ cũng biết rõ mỗi trò “mạnh bạo” không thể bảo đảm thành công cho cuộc vận động làm thủ lĩnh châu lục.

Nếu lãnh đạo TQ toan hất Mỹ khỏi vị trí quyền lực tại châu Á, Bắc Kinh không thể tỏ ra là một thế lực hung hăng chỉ săm soi lo quyền lợi cho mình, mặc kệ các nước lân bang nhỏ.

Tranh chấp biển Đông làm hạ uy tín Trung Quốc

Vụ tranh chấp ở tây Thái Bình Dương, nhất là trong biển Đông, đã làm hạ uy tín TQ đáng kể trong ánh mắt của các láng giềng và cộng đồng quốc tế.

Ví dụ, thăm dò mới nhất của Trung tâm nghiên cứu PEW, cho thấy đa số dân ở 8 nước châu Á cảnh giác với sự gia tăng tranh chấp chủ quyền của TQ với các nước khác ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Sự hoang mang choàng lấy vài nước láng giềng, vốn ngày càng cảm thấy yếu thế trước sức mạnh hải quân TQ. Tại Philippines, nước yếu thế nhất trong số các nước đòi một phần chủ quyền biển Đông, 93% người được hỏi đều cho biết “họ rất quan ngại” về cuộc tranh chấp này.

Kế đến là Nhật Bản (85%) và Việt Nam (84%).

Các nước không đòi chủ quyền, như Hàn Quốc vốn dựa vào tuyến hàng hải trên biển Đông để nhập khẩu xăng dầu, cũng đề cao cảnh giác, với 83% cho biết họ cũng có cảm giác lo ngại.

Và ngay tại TQ, 60% số người được hỏi tỏ bày lo ngại về nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang trên vùng tranh chấp.

Việt Nam có nhiều lựa chọn
Dựa trên các cuộc nói chuyện của tôi với một số quan chức Việt Nam, rõ ràng Việt Nam không hề có một thỏa thuận ngầm nào với TQ, khiến TQ rút giàn khoan.
Từ khi TQ liên tục thể hiện khuynh hướng hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng biển Đông, Việt Nam không có lựa chọn nào khác, ngoài việc đặt lên bàn nhiều lựa chọn, đặc biệt xem trọng việc cần thiết đào sâu quan hệ phòng thủ với các cường quốc như Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Nga.
Việt Nam cũng có kế hoạch làm đơn kiện TQ về việc đơn phương đòi chủ quyền biển đảo.
Dù TQ có thành công trong chiến lược “lát mỏng khúc xúc xích”, tức chiếm nhiều vị trí trên biển Đông bất chấp các nước khác mất đất mất biển, người ta cũng nên xem xét thực tế này:
TQ hoàn toàn không thờ ơ trước những cái giá họ phải trả về mặt ngoại giao khi họ đòi độc chiếm chủ quyền biển Đông.
Ngoài những khó khăn trong việc duy trì một hoạt động quân sự - bán quân sự trên vùng tranh chấp, lãnh đạo TQ cũng ngán sự nhất quán đề phòng TQ rất có tính chiến lược của các nước đòi chủ quyền khác như Việt Nam, Philippines và Malaysia, đều nồng nhiệt chào đón một dấu ấn chiến lược Mỹ sâu sắc hơn tại khu vực.
Ngay cả Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) dưới sự chủ trì của Myanmar, một đồng minh chủ chốt của TQ, cũng liên tục bày tỏ “sự quan ngại nghiêm trọng” về cuộc tranh chấp biển Đông.
Các nước ASEAN mới đây công khai ủng hộ việc giải quyết tranh chấp đúng luật quốc tế, nỗ lực đạt đến Bộ quy tắc ứng xử (COC) và kêu gọi tất cả các bên tranh chấp chấm dứt mọi hành động đơn phương. 

Tất cả các tuyên bố này đều khéo léo trách ngầm các hành vi khiêu khích của TQ, ủng hộ các “tay chơi” chiến lược như Ấn Độ đào sâu quan hệ với Đông Nam Á. 

Ấn Độ không chỉ tăng cường đầu tư vào mảng dầu khí trên vùng biển tranh chấp, mà còn tích cực bảo vệ quyền lợi của họ trên biển Đông và chỉ trích các hành động của TQ.

Đáng lo hơn cho TQ, các hành động của họ cũng khiến Nhật tái định hướng chiến lược, tăng cường khả năng phòng thủ, nỗ lực lập quan hệ các bên cùng có lợi với các nước Đông Nam Á và các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Úc, Ấn thông qua các dự án hợp tác quốc phòng.

Dù TQ cố gây tầm ảnh hưởng ngoại giao với các nước như CHDCND Triều Tiên, chào mời những thỏa thuận đầu tư và thương mại tầm cỡ để lôi kéo các đồng minh Mỹ như Úc, Hàn Quốc, càng ngày càng có những dấu chỉ cho thấy các đối tác của Mỹ trong khu vực đều quyết tâm đề phòng TQ.

"Chiến tranh tầm bắn" giữa Mỹ và Trung Quốc
Trung Quốc lại có tuyên bố ngang ngược về biển Đông

Tổng thống Barack Obama: Đừng nên tin những tuyên bố suông của TQ

8 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển TQ

Lầu Năm Góc lập chiến thuật răn đe Trung Quốc trên biển Đông

Trần Trí (lược dịch)

+ Về tác giả:

Richard Javad Heydarian là giáo sư khoa chính trị và các vấn đề quốc tế ở đại học Ateneo De Manila (Philippines), cố vấn chính sách tại Hạ viện Philippines.

Là chuyên gia địa-chính trị và kinh tế châu Á, ông viết bài hoặc trả lời phỏng vấn cho các kênh truyền hình Al Jazeera, Asia Times, BBC, Bloomberg, các báo New York Times, Huffington Post, The Diplomat, The National Interest, và USA TODAY. Ông cũng là tác giả nhiều đầu sách về các vấn đề quốc tế. 

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắt nạt Việt Nam, Trung Quốc chỉ chuốc lấy thiệt hại