Lực lượng biểu tình chống chính phủ Sri Lanka ngày 14.7 thông báo ngừng chiếm đóng các trụ sở văn phòng nhà nước. Tuy nhiên họ khẳng định sẽ tiếp tục gây sức ép nhằm buộc Tổng thống và Thủ tướng từ chức.

Người biểu tình Sri Lanka rút khỏi các trụ sở văn phòng nhà nước

Cẩm Bình | 14/07/2022, 16:29

Lực lượng biểu tình chống chính phủ Sri Lanka ngày 14.7 thông báo ngừng chiếm đóng các trụ sở văn phòng nhà nước. Tuy nhiên họ khẳng định sẽ tiếp tục gây sức ép nhằm buộc Tổng thống và Thủ tướng từ chức.

Cuối tuần qua, hàng nghìn người biểu tình tràn vào dinh Tổng thống Sri Lanka tại thủ đô Colombo, buộc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải tháo chạy. Họ còn chiếm cả văn phòng của Thủ tướng Ranil Wickremesinghe.

Tổng thống Rajapaksa trước đó cam kết từ chức vào ngày 13.7. Nhưng cho đến ngày 14.7 sau khi nhà lãnh đạo này trốn chạy sang Maldives, thư từ chức vẫn chưa được gửi đến Quốc hội Sri Lanka.

sri.jpg
Dinh Tổng thống Sri Lanka bị chiếm từ cuối tuần trước - Ảnh: The New York Times

Thủ tướng Wickremesinghe - người được chỉ định tạm nắm quyền - yêu cầu người biểu tình rời khỏi các trụ sở văn phòng nhà nước, đồng thời hạ lệnh cho lực lượng “làm những gì cần thiết để khôi phục trật tự”.

Một phát ngôn viên đại diện cho người biểu tình mới đây tuyên bố: “Chúng tôi đã rút khỏi dinh Tổng thống, văn phòng Thư ký Tổng thống lẫn văn phòng Thủ tướng một cách hòa bình, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh”.

Nhà sư Omalpe Sobitha - người ủng hộ cuộc biểu tình - kêu gọi trao trả lại dinh Tổng thống đã hơn 200 năm tuổi cho chính quyền. Ông cũng đảm bảo số tác phẩm nghệ thuật cùng đồ tạo tác có giá trị bên trong được giữ gìn cẩn thận.

“Tòa nhà là kho báu quốc gia cần được bảo vệ. Phải có một cuộc kiểm toán thích hợp và tài sản được trao lại cho nhà nước”, nhà sư Sobitha phát biểu trước báo giới.

Tuần qua, hàng nghìn người đã đến dinh Tổng thống tham quan. Người biểu tình từng tuyên bố không rời khỏi cho đến khi Tổng thống Rajapaksa từ chức.

000_32ec32y.jpg
Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka cũng bị người biểu tình tràn vào - Ảnh: Channel News Asia

Phát biểu trên truyền hình sau khi bị chiếm văn phòng, Thủ tướng Wickremesinghe tuyên bố: “Những người chiếm văn phòng muốn ngăn tôi tiếp nhận trách nhiệm làm quyền Tổng thống. Chúng tôi không thể cho phép quân phát xít tiếp quản. Đó là lý do tại sao tôi tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và lệnh giới nghiêm”.

Lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ vào rạng sáng 14.7. Trong đêm đã xảy ra đụng độ giữa nhóm biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội với lực lượng an ninh. Bệnh viện chính ở Colombo cho biết ngày 13.7 có 85 người bị thương nhập viện.

Quốc hội Sri Lanka dự kiến bầu ra tân Tổng thống vào ngày 20.7. Thủ tướng Wickremesinghe là ứng viên sáng giá nhất bên phía đảng cầm quyền, phe đối lập ủng hộ chính trị gia Sajith Premadasa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người biểu tình Sri Lanka rút khỏi các trụ sở văn phòng nhà nước