Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng thuốc phiện trong thế giới cổ đại đã được phát hiện tại một khu chôn cất ở miền trung Israel có niên đại vào khoảng thế kỷ 14 TCN - thời kỳ đồ đồng muộn.

Người cổ đại chôn cất người chết cùng thuốc phiện

Hoàng Vũ | 29/09/2022, 13:30

Bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng thuốc phiện trong thế giới cổ đại đã được phát hiện tại một khu chôn cất ở miền trung Israel có niên đại vào khoảng thế kỷ 14 TCN - thời kỳ đồ đồng muộn.

Theo Live Science, một ít dư lượng của chất ma túy, được tạo ra bằng cách sử dụng vỏ hạt của cây anh túc, được tìm thấy bên trong gần 10 bình gốm có niên đại 3.500 năm tuổi tại địa điểm khai quật ở Tel Yehud, ngay bên ngoài Tel Aviv – thành phố đông dân thứ 2 của Israel.

Các nhà khảo cổ học từ Cơ quan Cổ vật Israel và Viện Khoa học Weizmann đã phát hiện ra ngôi mộ trong một cuộc khai quật vào năm 2012. Phải đến năm 2017, họ mới khai quật được đồ gốm chứa thuốc phiện, cùng với bộ xương của một người đàn ông khoảng 40 đến 50 tuổi.

khao-co.png

Sau khi kiểm tra 22 lọ và bình chứa bằng phân tích hóa học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 8 trong số các bình gốm có chứa một lượng nhỏ loại thuốc gây nghiện cao. Trong số các mẫu vật được thử nghiệm, một số mảnh thuốc phiện có hình thù kỳ lạ. Các nhà nghiên cứu xác định, một số đồ gốm đến từ đảo Síp, nằm ở phía tây Tel Yehud, qua các hoa văn trang trí.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature, cây thuốc phiện “có mặt ít nhất từ ​​giữa thế kỷ 6 TCN ở Địa Trung Hải, nơi nó có thể mọc tự nhiên và được trồng bởi các cộng đồng thời kỳ đồ đá mới.

Vanessa Linares, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Tel Aviv Israel nói với Live Science: “Có một giả thuyết vào năm 2017 rằng vì một số bình có hình dạng giống cây hoa anh túc nên chúng có thể được dùng để chứa thuốc phiện. Ngoài ra, chúng tôi đã phát hiện rằng thuốc phiện còn được chứa bên trong một số kim khí”.

Mặc dù không rõ tại sao thuốc phiện lại có trong khu chôn cất đặc biệt này, Linares cho biết các nhà nghiên cứu có một số giả thuyết dựa trên tài liệu lịch sử từ các nền văn minh cổ đại khác trên thế giới.

"Theo ghi chép lịch sử và văn bản, các thầy tu của người Sumer đã sử dụng thuốc phiện để đạt đến trạng thái tâm linh cao hơn, trong khi người Ai Cập dành thuốc phiện cho các chiến binh cũng như các linh mục, có thể sử dụng nó không chỉ để có tác dụng thần kinh mà còn để làm thuốc chữa bệnh”, Linares nói.

Theo Linares, thuốc phiện cũng có thể là một lễ vật dành cho các vị thần, nên người cổ đại nghĩ rằng những người đã khuất sẽ cần nó ở thế giới bên kia.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đưa ra nhiều suy đoán và giả thuyết về lý do tại sao thuốc phiện lại được tìm thấy ở trong ngôi mộ", Linares nói thêm.

Bài liên quan
Iran không có kế hoạch đáp trả Israel
Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Iran cấp cao tiết lộ nước này không có kế hoạch đáp trả Israel sau đợt tấn công rạng sáng 19.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người cổ đại chôn cất người chết cùng thuốc phiện