Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết ảnh hưởng do hải sản chết bất thường, Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 3.5 đã đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ban ngành và chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách ứng phó.

Người dân phải tiêu hủy hải sản không an toàn thực phẩm

1 | 04/05/2016, 06:14

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết ảnh hưởng do hải sản chết bất thường, Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 3.5 đã đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ban ngành và chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách ứng phó.

Theo đó, phải thu gom và xử lý hải sản chết bất thường và không đảm bảo an toàn thực phẩm, đó là hải sản chết bất thường dạt vào bờ hoặc do người dân vớt được trên các vùng biển ven bờ, kể cảhải sản đánh bắt trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chưa được xác minh đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Về biện pháp xử lý, tuyệt đối không sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc chế biến làm thức ăn cho vật nuôi. Thay vào đó, cần xử lý bằng cách chôn lấp theo nguyên tắc sau:chôn lấp hải sản phải cách xa và không làm ô nhiễm vùng nước biển, nguồn nước ngọt, khu dân cư, khu đô thị, trường học, bãi tắm, khu du lịch…; bảo đảm phù hợp với khối lượng hải sản phải tiêu hủy.Khi chôn lấp phải xử lý bằng cách bổ sung hóa chất (như vôi bột, các loại hóa chất chuyên dụng, được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản). Cuối cùng, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau khi kết thúc việc chôn hủy nhằm bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt, người dân có hải sản khai thác được cơ quan chức năng xác định không an toàn thực phẩm, buộc phải tiêu hủy và được hỗ trợ theo quy định.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường, Bộđề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện một số giải pháp kỹ thuật tạm thời.

Đối với các cơ sở nuôi cá lồng, tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân. Đồng thời, thường xuyên theo dõi cá nuôi và hàng ngày quan trắc, kiểm tra các yếu tố môi trường như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3…nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

Với lồng cá đang nuôi,tạm thời di chuyển đến khu vực nước sâu hơn, đảm bảo đáy lồng cách nền đáy ít nhất 1m, hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên thay bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao, kết hợp trộn thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá. Đồng thời,khẩn trương thu hoạch đối với cá nuôi đạt kích thước thương phẩm để hạn chế thiệt hại.

Đôn đốc giám sát hải sản an toàn vớihải sản được khai thác tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Thực hiện việc giám sát lấy mẫutại các cảng cá khi được bốc dỡ, đưa lên bờđể đưa đi tiêu thụ.Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ, giám sát lấy mẫu hàng ngày.Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: giám sát lấy mẫu 2-3 ngày/lầntùy theo điều kiện thực tế tại từng địa phương.

A.T (tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân phải tiêu hủy hải sản không an toàn thực phẩm