Người nước ngoài chiếm gần 10% dân số Hồng Kông, nhiều người cân nhắc chuyện ra đi.
Một nữ cư dân người nước ngoài sống tại Hồng Kông 28 năm viết sẵn kế hoạch rời khỏi cho tình huống tệ nhất.Cô liệt kê những thứ cần thiết phải mang đi nếu phải nhanh chóng rời khỏi. Nữ cư dân này chia sẻ: “Danh sách chỉ gồm đồ trang sức của mẹ, hộ chiếu cùng vài tấm ảnh, nhưng viết ra, giúp tôi có cảm giác bản thân chuẩn bị sẵn sàng một khi xung đột leo thang đến mức buộc tôi chẳng thể nào ở lại nữa”.
Người nước ngoài chiếm gần 10% dân số Hồng Kông, nhiều người cân nhắc chuyện ra đi. Đến nay vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu của một đợt di cư quy mô lớn: Số liệu cho thấy tính đến tháng 11.2019 có 726.032 người nước ngoài sống tại đặc khu, giảm chút ít so với 731.082 người cùng kỳ năm ngoái.
Lực lượng chuyên gia nước ngoài ngành tài chính hoặc làm ăn tại đặc khu đang phải suy xét cho an toàn cá nhân và cho người thân khi gạch đá, hơi cay, đạn cao su xuất hiện khắp nơi trên đường phố. Thời gian qua họ đều tranh luận căng thẳng với gia đình về việc ứng phó biểu tình như thế nào từ đó lập nên kế hoạch dự phòng riêng.
Sau cuộc trò chuyện với vợ, một giám đốc ngân hàng người New Zealand quyết định kết thúc 4 năm sống tại Hồng Kông tìm đến nơi khác. Theo anh: “Tôi thấy Hồng Kông về cơ bản đã thay đổi”.
Rời khỏi không phải là kế hoạch của gia đình một nhà môi giới chứng khoán người Hàn Quốc. Anh cùng vợ người Hồng Kông quyết ở lại nuôi dưỡng con cái, nhưng với một “lằn ranh đỏ”.
Năm 1980 tại thành phố Gwangju (Hàn Quốc) từng nổ ra cuộc biểu tình chống chính quyền do sinh viên dẫn dắt. Quân đội tiến hành đàn áp khiến hàng trăm người thiệt mạng.
“Trừ phi chuyện tương tự xảy ra nếu không tôi vẫn ở lại. Tuy nhiên nguy cơ thì vẫn có, chúng ta đều biết Trung Quốc vẫn có thể đưa ra quyết định cực đoan”, theo nhà môi giới chứng khoán người Hàn Quốc.
Biểu tình lúc đầu diễn ra khá ôn hòa, nhưng đến tháng 7 bắt đầu xảy ra hàng loạt cuộc đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát. Sau đó cứ mỗi khi đến dịp quan trọng (kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc, kỷniệm Hồng Kông được trao trả) thì đường phố lại đầy cảnh bạo lực. Những yếu tố khiến đặc khu thu hút công dân nước ngoài -sự an toàn, ổn định, thoải máibiến mất.
Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hồng Kông Tara Joseph nhận định cuộc bàn luận chuyện đi ở sẽ tiếp diễn.
Theo khảo sát do Phòng Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản tại Hồng Kông thực hiện tháng trước, 1/3 trong tổng số hơn 270 doanh nghiệp được hỏi đã hoặc dự định đưa gia đình của nhân viên về nước; 16 doanh nghiệp khác lên kế hoạch triệu hồi nhân viên trước cuối năm. Tuy vậy, doanh nghiệp Mỹ và châu Âu lại chẳng muốn rời đi.
Cẩm Bình (theo SCMP)