Từ ngày xưa người Quan họ Bắc Ninh đã có một câu nói rất hay: “Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”. Đến ngày nay chúng ta có một thuật ngữ về tình yêu son sắt thủy chung, nghe cũng quá hay: “Người tình trăm năm”.

Người tình trăm năm và 'gia đình siêu hiện đại'

Nguyễn Thành Lập | 23/07/2017, 11:15

Từ ngày xưa người Quan họ Bắc Ninh đã có một câu nói rất hay: “Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”. Đến ngày nay chúng ta có một thuật ngữ về tình yêu son sắt thủy chung, nghe cũng quá hay: “Người tình trăm năm”.

Đặc biệt, nhạc sĩ Đức Huy còn “định nghĩa” người tình trăm năm rất lãng mạn qua câu hát của người nữ giới: “Một lần đã trọn vẹn ái ân; với em, anh mãi là người tình trăm năm”. Và câu hát của người nam giới: “Một lần đã trọn vẹn hiến dâng; với anh, em mãi là người tình trăm năm”.

Dĩ nhiên phải hiểu người tình trăm năm (theo “định nghĩa” rất lãng mạn của nhạc sĩ Đức Huy), với các quan hệ “ăn bánh trả tiền”-mua bán nam nữ mại dâm là hoàn toàn khác biệt nhau, một trời một vực.

Và thật thú vị vì sự tương đồng giữa câu nói (rất hay nêu trên), của người Quan họ Bắc Ninh ngày xưa, với “định nghĩa” người tình trăm năm của nhạc sĩ Đức Huy (quê gốc Sơn Tây, Hà Nội) ngày nay.

Về mặt tình cảm nam nữ hiện đại bây giờ, có không ít cặp đôi người tình trăm năm chẳng muốn đăng ký kết hôn, làm đám cưới cô dâu, chú rể chung sống với nhau thành vợ, thành chồng. Nói cách khác, ngắn gọn: không ít cặp đôi người tình trăm năm chẳng đăng ký kết hôn. Bởi vì có nhiều lý do khác nhau. Trong đó có một lý do: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” tương đối “nặng ký”.

Nhân đây, tôi nhớ lại một chị bạn học thời phổ thông kể chuyện được người yêu, lúc tìm hiểu đã hết lời ca ngợi chị ấy: “Khi anh gặp được em, như gặp được mặt trời-vầng thái dương. Còn những bạn gái của anh chỉ là những ngôi sao nhỏ”. Đến lúc chị ấy đăng ký kết hôn lấy người yêu ấy (anh ấy đa tài-là tiến sĩ, nhà khoa học, nhà văn, nhà quản lý kinh doanh xuất khẩu…), nhưng rồi cũng chẳng hạnh phúc, đẹp đẽ gì; vì anh ấy “bị” ngoại tình. Và hiện nay chị ấy đang sống ly thân với anh ấy-một người chồng không chung thủy.

Về mặt tình cảm vợ chồng, chị bạn tôi chia sẻ một “chân lý": tốt nhất nam nữ chỉ nên yêu nhau và có thể là người tình trăm năm của nhau thôi; chứ đừng đăng ký kết hôn-lấy nhau thành vợ, thành chồng làm gì”. “Chân lý” này cũng đồng nghĩa với “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”.

Về mặt pháp lý hiện hành cho phép, đối với các trường hợp nam chưa vợ (hoặc vợ chết, hay bỏ vợ); nữ chưa chồng (hoặc chồng chết, hay bỏ chồng) là người tình trăm năm của nhau. Nhưng họ không đăng ký kết hôn, không làm đám cưới, họ sẽ hoàn toàn tự chủ-chẳng phải trách nhiệm ràng buộc nhau kinh tế, tài sản, thừa kế…

Chính vì vậy mà từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, đã và sẽ xuất hiện mô hình hạnh phúc với các “gia đình siêu hiện đại”-chỉ cần “hai ngọn nến lung linh”: chỉ có mẹ và con (không cần bố). Hoặc chỉ có bố và con (không cần mẹ). Chứ chẳng nhất thiết gia đình hiện đại “ba ngọn nến lung linh” như nhạc sĩ Ngọc Lễ (tác giả bài hát: Ba ngọn nến lung linh; gia đình hiện đại có ba, mẹ và con).

Tất nhiên hạnh phúc với gia đình hiện đại, hay “gia đình siêu hiện đại” nêu trên, đều có hai thế hệ (bố, mẹ; con cái) và thực ra chỉ là tiểu gia đình. Vì còn có ông, bà, cô, bác, cậu ruột… mới là đại gia đình hạnh phúc. Ngoài ra, đối với những đứa trẻ sống trong các “gia đình siêu hiện đại”, rồi chúng cũng phải thích nghi dần khi khuyết bố, hoặc khuyết mẹ.

Trở lại những cặp đôi người tình trăm năm hợp pháp, nhưng họ không đăng ký kết hôn để sống tự chủ với “gia đình siêu hiện đại” của họ. Thậm chí có những người tự chủ sống độc thân (vẫn có thể có người tình trăm năm).

Điều này cũng góp một phần “giải mã” cho những người không chịu lấy vợ, lấy chồng. Nhưng họ vẫn có thể có con và sẵn sàng đơn thân nuôi con một mình. Những người không may-có chồng bị chết, hoặc có vợ bị chết; hoặc những người bỏ chồng, bỏ vợ “ở vậy” nuôi con. Không “đi bước nữa” cho khỏi phức tạp trong một gia đình có khi có ba loại con (con riêng của chồng, con riêng của vợ, con chung của hai vợ chồng).

Tuy nhiên đến lúc về già, cao tuổi-đối với những người sống độc thân (không có con), những người đơn thân nuôi con một mình, hoặc những người “ở vậy” nuôi con nêu trên; khi đau ốm, họ sẽ không được hưởng-“thưởng thức” cái hạnh phúc “con chăm cha, không bằng bà chăm ông” chẳng hạn. Song bù lại (đối với những người có điều kiện kinh tế), họ có thể vào viện dưỡng lão để được chăm sóc cả về khoa học y tế và tinh thần sống vui với cộng đồng, cho đến khi “trăm năm quy Tiên”.

Nguyễn Thành Lập

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tình trăm năm và 'gia đình siêu hiện đại'