Xuất hiện trên Public Chat của Viber, cộng đồng có gần 22 triệu thành viên, một lần nữa cho thấy sức hút của tay viết trẻ Nguyễn Ngọc Thạch.
Không chọn con đường viết văn từ những câu chuyện ngôn tình ngọt lịm, Nguyễn Ngọc Thạch đã khai thác những mảng đề tài rất riêng đó chính là những trăn trở khôn nguôi của người trẻ về công việc, cuộc sống, đặc biệt là về … “góc khuất” bên trong của mỗi người
Nguyễn Ngọc Thạch tác giả trẻ với 11 tác phẩm văn học đã xuất bản |
Thạch Thạch và những câu chuyện đời
Chào anh, Tại sao anh lại chọn các đề tài rất nhạy cảm như đồng tính, mại dâm để sáng tác? Sẽ rất nhiều người nghĩ những đề tài này quá tầm so với một tác giả tuổi đời vẫn còn trẻ như anh?
Có thể trong mắt nhiều người, viết về đồng tính, mại dâm là kém nhân văn hơn viết về những gương sáng người tốt việc tốt, nhưng với cá nhân mình sự nhân văn nằm ở câu chuyện bạn kể, và câu chuyện ấy chạm được trái tim người đọc ra sao?
Những thông điệp trong tác phẩm của anh truyền tải khá hay nhưng qua cách kể chuyện “trần trụi” ấy anh có nghĩ người đọc sẽ dễ dàng quên mất thông điệp mà chỉ để tâm đến mỗi cốt truyện trần tục?
Tôi nghĩ phần lớn độc giả của mình đều là những người có nhiều trăn trở, suy tư trong cuộc sống và khi đọc một cuốn sách, họ chú ý đến phần chìm (thông điệp) nhiều hơn là phần nổi (câu chuyện) của tảng băng.
Những câu chuyện anh kể về những nhân vật có cuộc sống khá phức tạp, phải chăng chính những phức tạp ấy đến từ cuộc sống của anh hay chỉ là những gì anh quan sát?
Tôi thấy bản thân như cái trạm trung chuyển cảm xúc. Nhìn thấy chuyện đời, nghe chuyện người để rồi hấp thu vào, suy nghĩ, thêm cảm xúc để viết ra thành sách, lại bán cho người đời. Người đời đọc xong, lại thấy buồn, lại tìm tới mình tâm sự. Vòng lặp này chắc còn lâu mới ngưng được.
Vậy cảm hứng để anh viết sách đến như thế nào?
Tôi thường viết lúc... chán đời hay gặp chuyện không vui, theo đúng kiểu người ta hay nói "Trong nỗi đau thì nghệ thuật mới có thể thăng hoa."
Như lúc viết "Khóc giữa Sài Gòn", ban đầu đang yêu đương vui vẻ nên đầu sách ngập tràn tình yêu, lúc viết gần xong thì... chia tay, nên cuối sách bạn đọc sẽ nhận ra con chữ của tôi u ám hẳn.
Ngày ra mắt sách, lúc ký tặng sách tôi gặp một bạn dễ thương lắm, chụp hình chung rồi về cũng có nhắn tin qua lại. Cứ tưởng chuẩn bị yêu nhau thì đùng một cái phát hiện ra nhiều cái không hợp nên dừng lại. Lúc đó chưa yêu mà cũng không chỉ đơn thuần là bạn, cảm giác nó lưng lửng nên mới ngồi viết "Lưng chừng cô đơn". Bởi vậy mỗi lần ra một cuốn sách là tôi lại như trút hết tâm tư ra …khổ lắm (cười).
Thạch Thạch và Public Chat trên Cộng đồng tím Viber
Với một tác giả trẻ thành công từ văn học mạng, chắc chắn anh phải thường xuyên online nên chi phí hàng tháng cho internet, điện thoại sẽ không hề nhỏ? Anh cân đối chi tiêu như thế nào cho những khoản chi phí này đây?
Thạch online suốt ấy, nhiều người còn kêu là thằng này chắc trực facebook, nhưng khổ lắm là vì công việc thôi. Đôi khi phải liên lạc với một vài đối tác ở nước ngoài, hay thời gian yêu xa, cả tháng tiền điện thoại tốn muốn xỉu. Sau này thì chuyển qua xài Viber, nói chung nó đáp ứng được ba tiêu chí của mình là lúc nào cũng sẵn sàng để làm việc, nhanh và... miễn phí. Nhờ đó tiết kiệm tìên điện thoại để ăn cho mập thêm, lợi đôi đường.
Public Chat của Nguyễn Ngọc Thạch trên Viber hấp dẫn người xem với những câu chuyện bình dân và cách nhìn “tuy thô mà thật” của Thạch |
Mới đây anh vừa mở Public Chat trên Viber, trong phần profile có ghi “Sản phẩm bị lỗi” “Hành nghề buôn chữ tại SG”. Nhiều người vẫn chưa hình dung ra thế nào là “Sản phẩm bị lỗi”, anh có thể giải thích được không?Và còn “Hành nghề buôn chữ tại SG”? Tại sao lại “buôn chữ” đó có lý giải vì sao anh chọn đề tài người đời quan tâm để viết những cuốn sách vì lợi nhuận – hợp thị hiếu chăng?
Tôi thấy tôi giống như một sản phẩm bị lỗi thật mà (cười). Đầu óc hơi tưng tưng và tưởng tượng tùm lum chuyện không giống ai, với lại còn lỗi nhiều chỗ kiến thức lắm, nên lúc nào cũng phải học và tìm cách để hoàn thiện bản thân mình.
Còn vụ buôn chữ là vì tôisợ danh xưng. Có người gọi tôi là nhà văn, tác giả này nọ, nhưng tôi không thích được gọi là nhà văn. Người ta hay đóng khung suy nghĩ rằng nhà văn thì phải đạo mạo, nghiêm trang, ăn nói văn hoa các kiểu. Còn tôi trên mạng nói chuyện bình dân lắm, nhiều khi không kìm chế được cảm xúc thì tôi cũng dùng đủ từ ngữ đường phố (cười), nên nếu nhận là nhà văn mắc công lại có người nói, "nhà văn mà thế à" thì lại chuốc khổ vào thân. Làm thằng buôn chữ, sòng phẳng với đời, tôi có chữ đem bán, ai quý ai thương thì mua về đọc, thấy đồng cảm thì lần sau ủng hộ tiếp là được. Vậy cho khoẻ!
Có một khác biệt rất dễ thấy rõ là trên Public Chat có vẻ anh hiền, không quá “dữ dằn” như trên trang cá nhân. Điều này có làm giảm sức hút của anh trên Public Chat?
Tôi được mọi người gọi là đa nhân cách ấy, nên tuỳ chỗ tuỳ nơi mà mình có cách thể hiện khác nhau. Cách thức giao tiếp của Viber khác với trang mạng xã hội nên dĩ nhiên cách thể hiện cũng khác hơn, nhưng cơ bản mình vẫn là mình. Trên Viber tôi chủ yếu cập nhật hình ảnh của những nơi tôi hay ghé ăn, cafe, những bộ phim, vở kịch hay sách mình hay đọc để mọi người biết và nếu thấy hợp có thể thử. Đây cũng là một cách hay để thể hiện gout ẩm thực, âm nhạc, giải trí của tôi thôi.Và cũng là cách tôi chia sẻ lại những điều hay, những câu chuyện thú vị mà tôi thích,tôi quan sát được đến với bạn bè của tôi và cũng như đến với độc giả của tôi.