Con gái của nhà hoạt động IIham Tohti, học giả người Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng, hôm 18.12 đã thay người cha đang chịu án tù chung thân tại Trung Quốc, nhận giải thưởng Sakharov vì tự do tư tưởng - giải nhân quyền hàng đầu của Liên minh Châu Âu (EU).
“Thật không may khi cha tôi không thể tự mình nhận giải thưởng này”, Jewher Ilham phát biểu tại buổilễ trao giải với sự hiện diệncủa các nhà lập pháp EU.
Cho đến trước khi bị chính quyền Trung Quốc cầm tù năm 2014 vì các cáo buộc liên quan đến ly khai, ông Ilham Tohti đã làm việc không biết mệt mỏi để khiến cộng đồng thế giới chú ý tới hoàn cảnh của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, miền Tây Trung Quốc.
Năm 2006, ông Tohti đã thành lập trang tin tức trực tuyến về người Duy Ngô Nhĩ nhằm giúp cập nhật thông tin về tình hình tại Tân Cương, nhưng trang này sau đó đã bị giới chức Trung Quốc đóng vì cho rằng những bài ông Tohti viết vạch trần về tình hình nhân quyền tại Tân Cương làủng hộ chủ nghĩa cực đoan.
“Cha tôi chưa bao giờ nói một lời nào về việc ly khai đất nước… Ông ấy trước nay chưa bao giờ đề cập hoặc thực hiện một hành động bạo lực nào. Vì vậy, tôi rất tự tin khi nói rằng những tội danh mà chính phủ Trung Quốc cáo buộc cha tôi là hoàn toàn vô lý. Cha tôi luôn luôn tin rằng nếu có vấn đề, chúng ta có thể khắc phục. Và ông muốn sửa vấn đề này”, con gái ông Tohti trả lời phỏng vấn của DW trước lễ trao giải.
Được biếtTrung Quốc nói rằng người dân ở Tân Cương đang theo học ở các trung tâm đào tạo nghề,khẳng định các "cơ sở giáo dục và đào tạo" tại Tân Cương đã rất thành công trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công có thể diễn ra của những nhóm "phiến quân" Hồi giáo ly khai cũng như giúp những người Duy Ngô Nhĩ được giáo dục về luật pháp và tiếng Quan thoại.
Nhưng các nhóm nhân quyền và Liên Hợp Quốc lại nói rằng Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại giam. Ngày càng có nhiều đơn tố cáo từ Mỹvà các nước khác về hành động của Trung Quốc tại Tân Cương.
Mới đây nhất, Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và nhiều cơ quan truyền thông lớn của Anh tháng trước đã công bố các tài liệu, mô tả các hoạt động được cho là không phù hợp của Trung Quốc nhằmcải tạo và chuyển đổi ý thức hệ đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.Về phần mình, Trung Quốc cũng bác bỏ các báo cáo mới nhất về vi phạm nhân quyền tại Tân Cương và coi đólà “vu khống”.
Hoàng Vũ (theo DW)