Ngày 6.11, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi bốn tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Nhật Bản phản đối 4 tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập lãnh hải

Hà Ngọc Bách | 07/11/2016, 08:07

Ngày 6.11, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi bốn tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư),vùng đảo nhỏ không có cư dân, đang là điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản, nhưng Tokyo luôn coi khu vực này là một phần lãnh thổ không thể tách rời.

Theo thông tin của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, bốn chiếc tàu của Trung Quốc đã xâm nhập khu vực trên vào lúc 10 giờ (giờ địa phương) ngày 6.11 và ở lại đó hai tiếng rồi mới rời đi. Cùng ngày, Tokyo đã lên tiếng phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông qua sứ quán Nhật tại Bắc Kinh, đồng thời nhấn mạnh các hòn đảo này là "một phần lãnh thổ vốn có của Nhật Bản".

Theo phát biểu của một quan chức chính phủ Nhật Bản, văn phòng của Thủ tướng Shinzo Abe đã tăng cường đội ngũ phụ trách theo dõi các con tàu của Trung Quốc hoạt động gần khu vực tranh chấp của hai nước.

Đây là công hàm phản đối lần thứ 32 trong năm 2016 của Tokyo với Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thông qua các kênh ngoại giao. Cũng trong thời gian này, tàu của Trung Quốc đã 31 lần xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản.

Nhật Bản thường chỉ trích Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực khi thường xuyên điều tàu tới quần đảo Senkaku (Điếu Ngư).

Về phía Trung Quốc, Cục Quản lý Đại dương nước này cho biết các tàu tuần tra bờ biển của họ đã tiến hành tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) trong ngày 6.11. Các tàu tham gia cuộc tuần tra lần này là CCG 2401, 2101, 2502 và 35115. Trung Quốc tuyên bốcuộc tuần tra này là "bình thường và thường xuyên".

Diễn biến mới nhất này sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu khu vực châu Á, dù chỉmới tuần trước Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi giới doanh nhân và lãnh đạo hai bêntìm cách tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. Ông Lý còn nhận xét rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã được cải thiệntrong thời gian qua nhưng nền tảng của mối quan hệ ngoại giao này là chưa vững chắc.

Thiên Hà
Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản phản đối 4 tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập lãnh hải