Định cư trên sao Hỏa sẽ sớm không còn là điều viễn tưởng khi Trung tâm Vũ trụ của Đại học Kyoto (Nhật Bản) công bố dự án nghiên cứu về chuyện này.

Nhật Bản với tham vọng đưa người định cư trên sao Hỏa

Hoàng Vũ | 02/08/2021, 10:00

Định cư trên sao Hỏa sẽ sớm không còn là điều viễn tưởng khi Trung tâm Vũ trụ của Đại học Kyoto (Nhật Bản) công bố dự án nghiên cứu về chuyện này.

Trung tâm Vũ trụ Đại học Kyoto được thành lập trong bối cảnh có nhiều sự quan tâm mới đến du hành vũ trụ, với sự ra đời của chương trình Artemis (NASA) mong muốn đưa phi hành đoàn Mỹ lên lại Mặt trăng và các dự án bay không gian gần đây của Virgin Galactic (thuộc sở hữu của tỷ phú Richard Branson) và Blue Origin (của tỷ phú Jeff Bezos).

Do tỷ phú Elon Musk lãnh đạo, SpaceX cũng đặt mục tiêu đưa người lên sao Hỏa trong vòng một thập kỷ tới.

Được thành lập tháng 10.2020 và chính thức đi vào hoạt động hoàn toàn hồi tháng 6.2021, Trung tâm Vũ trụ Đại học Kyoto có kế hoạch giúp Nhật Bản đóng góp vào việc phát triển các công nghệ cần thiết cho con người để mạo hiểm và sống xa Trái đất.

Trọng lực thấp của Mặt trăng và sao Hỏa, ​​tương ứng là 1/6 và 1/3 so với Trái đất, khiến việc duy trì và xây dựng khối lượng cơ và xương trở nên khó khăn hơn. Do đó, trung tâm sẽ theo đuổi nhiều ý tưởng khác nhau để giải quyết vấn đề này nhằm giữ cho những người du hành vũ trụ được khỏe mạnh.

Các chủ đề nghiên cứu của trung tâm cũng bao gồm việc sử dụng gỗ trong không gian, tác động của bức xạ, giáo dục không gian và công nghệ khám phá không gian và Trái đất.

sao-hoa.jpg
Nhật Bản công bố dự án nghiên cứu định cư trên sao Hỏa - Ảnh: Nikkei

Theo Yosuke Yamashiki, Giám đốc trung tâm Vũ trụ Đại học Kyoto, các lĩnh vực này được lựa chọn dựa trên "tiềm năng tận dụng thế mạnh công nghiệp của Nhật Bản trong lĩnh vực không gian". Ngoài nghiên cứu và phát triển, một trọng tâm của trung tâm là nuôi dưỡng nguồn nhân lực không gian.

Ngoài ra, Nhật Bản đang đẩy nhanh kế hoạch hạ cánh tàu vũ trụ trên Phobos, Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa. Tham vọng có thể giúp Nhật Bản trở thành nước đầu tiên trong lịch sử tiếp cận thành công trên bề mặt Phobos. Nhật Bản tuyên bố rằng dự án khám phá Sao Hỏa (MMX) đã chính thức tiến vào giai đoạn tăng tốc.

MMX sẽ đến hệ thống sao Hỏa vào khoảng năm 2025. Khi đó, tàu sẽ dành 3 năm để khảo sát cả hai mặt trăng của Sao Hỏa: Phobos và Deimos, để lập bản đồ địa hình của chúng một cách chi tiết và lấy mẫu đất trên bề mặt Phobos rồi gửi về trái đất nghiên cứu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản với tham vọng đưa người định cư trên sao Hỏa