Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn phục vụ cho việc tìm kiếm, phát hiện và phát triển các loại thuốc chữa bệnh nói chung, chữa bệnh tim mạch và ung thư nói riêng cho cộng đồng nhân dân.

Nhiều loại thực vật, cây thuốc của Việt Nam có khả năng chống ung thư

Thu Anh | 03/11/2016, 06:17

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn phục vụ cho việc tìm kiếm, phát hiện và phát triển các loại thuốc chữa bệnh nói chung, chữa bệnh tim mạch và ung thư nói riêng cho cộng đồng nhân dân.

Nhómnghiên cứu do PGS-TS Nguyễn Mạnh Cường (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đứng đầu đã nghiên cứu thành công các hoạt chất có tác dụng chống ung thư và tim mạch từ một số loài thực vật và cây thuốc của Việt Nam.

Việc thu mẫu và đánh giá được hoạt tính sinh học của các loài thực vật chọn lọc thuộc họ cam và thầu dầu cho thấy có 15/16 mẫu dịch chiết của các loài này thể hiện hoạt tính độc tế bào tương đối mạnh với số tế bào còn sống sót dưới 50%.

Qua quá trình khảo sát hoạt tính độc tố tế bào trên dòng tế bào ung thư gan HepG2 của 53 dịch chiết dung môi từ 49 loài cây thuốc thuộc 17 họ thực vật khác nhau.

Cụ thể, loài cây thuộc họ bàng (Combretaceare) có 2/6 loài có hoạt tính độc tế bào mạnh nhất. Ngoài ra, hai cây thuộc đức diệp (Daphniphyllaceae) cũng có hoạt tính độc tế bào mạnh. Đồng thời, kết quả cũng phát hiện và xác định được cơ chế tác dụng của 2 carbazole alkaloid là glypetelotine và N-demethyglypetelotine từ cây rượu thơm Glycosmis petetlotii Guillgây tác dụng giãn mạch và tác dụng lên kênh vận chuyển ion Ca2+ và K+, có tiềm năng làm thuốc điều trị bệnh tim mạch…

Ảnh minh họa

Kết quả còn cho thấy dịch chiết methanol của các cây thuốc họ cam chanh (Rutaceae) thể hiện tác dụng giãn mạch rõ rệt nhất, các dịch chiết hoàng mộc leo (Zanthoxylum scabrum Guill), lang cây (Toddalia asiatica L.Lam), cơm rượu petelot (Glycosmis petetlotii Guill), nguyệt quế và xáo đã thể hiện tác dụng giãn mạch trên động mạch chuột gây công nghiệp trước bằng K60 với giá trị IC50 trong khoảng 13-30µg/ml. Tác dụng này giảm hơn trên vòng động mạch co trước bằng phenylepphrine.

Các kết quả sàng lọc này sẽ định hướng việc nghiên cứu tiếp thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên như việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh ung thư trong đó có ung thư gan.

Được biếtcác kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Journal of Natural Products, tạp chí Dược liệu, Kỷ yếu hội nghị quốc gia. Riêng quy trình chiết tách hợp phần coumarin có tác dụng gây giãn mạch từ cây nguyệt quế Murraya paniculata và sản phẩm chứa coumarin được sản xuất theo quy trình này đã được Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ sáng chế.

Thu Anh





Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều loại thực vật, cây thuốc của Việt Nam có khả năng chống ung thư