Chỉ còn vài giờ nữa là đến năm 2023 – 1 năm mà ngành y tế TP.HCM sẽ có nhiều việc phải làm để thực hiện tốt chủ đề của năm là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội”.

Những hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM trong năm 2023

Hồ Quang | 31/12/2022, 15:00

Chỉ còn vài giờ nữa là đến năm 2023 – 1 năm mà ngành y tế TP.HCM sẽ có nhiều việc phải làm để thực hiện tốt chủ đề của năm là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội”.

Theo Sở Y tế TP.HCM, bước sang năm 2023, ngành y tế TP xác định 10 nhóm hoạt động trọng tâm với 28 hoạt động cụ thể được ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện. Theo đó, các hoạt động trọng tâm trong năm 2023 gồm:

1. Triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, chăm sóc và quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới.

nhung-hoat0dong-torng-tam-nao-cua-nganh-y-te-tphcm-trong-nam-2023-hinh-anh(1).png
Hoạt động khám, chữa bệnh tại một trạm y tế trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: PV

Tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác; triển khai thí điểm gói can thiệp thiết yếu về bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới.

Triển khai đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương mở rộng cho y tế cơ sở và kiện toàn cơ chế khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cho các chương trình sức khỏe (lao, tâm thần, HIV/AIDS).

2. Tiếp tục triển khai các hoạt động củng cố và nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố.

Ngành y tế sẽ củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC); chuyển đổi số trong công tác quản lý và dự báo tình hình dịch bệnh; nâng cao năng lực truyền thông - giáo dục sức khỏe trong công tác phòng chống dịch bệnh và quản lý các bệnh không lây nhiễm; xây dựng ngân hàng huyết thanh và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật giải trình tự gien từ tổ chức OUCRU.

3. Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trên địa bàn TP, trình UBND TP cho phép triển khai thí điểm.

Thành phố tổ chức tập huấn và học tập kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng; xây dựng đề án chính sách đặc thù giúp củng cố và phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trình UBND TP.

4. Triển khai hiệu quả các hoạt động chuyển đổi số trong toàn ngành y tế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng xây dựng y tế thông minh.

Theo đó, TP hoàn thiện công cụ thu thập dữ liệu sức khỏe người dân và tạo lập dữ liệu sức khỏe của người cao tuổi; hoàn thiện nền tảng quản lý các dịch bệnh mới nổi; khởi động xây dựng nguồn dữ liệu lớn của ngành y tế; tổ chức bình chọn Giải thưởng chất lượng ngành y tế lần 3 năm 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số”.

5. Hoàn thiện và khởi động triển khai "Đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Thành phố tổ chức học tập kinh nghiệm một số mô hình phát triển công nghiệp dược; hoàn thiện "Đề án phát triển công nghiệp dược trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", trình UBND Thành phố phê duyệt.

6. Xây dựng đề án thí điểm các chính sách giúp ổn định nguồn nhân lực (điều dưỡng); đề án thí điểm cơ chế chính sách giúp ổn định tự chủ tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế.

Ngành y tế TP đề xuất thí điểm các chính sách thu hút giúp ổn định nguồn nhân lực (điều dưỡng) tại các cơ sở y tế công lập; đánh giá kết quả tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập trong thời gian qua và đề xuất thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù giúp ổn định hoạt động tự chủ tại các bệnh viện công lập; tập huấn giám đốc các đơn vị trực thuộc về quản lý tài chính, quản lý hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị.

7. Xây dựng và trình UBND TP phê duyệt đề án Trung tâm tầm soát và chẩn đoán sớm bằng công nghệ cao của Thành phố đặt tại cơ sở cũ của Bệnh viện Ung bướu.

Theo đó TP nghiên cứu, học tập mô hình Trung tâm tầm soát và chẩn đoán sớm bằng công nghệ cao; xây dựng Đề án hình thành Trung tâm tầm soát và chẩn đoán sớm bằng công nghệ cao ngang tầm các nước trong khu vực giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và trình UBND Thành phố phê duyệt.

8. Xây dựng đề án củng cố và phát triển mạng lưới các trạm cấp cứu ngoài bệnh viện trên địa bàn Thành phố theo hướng chuyên nghiệp.

Thành phố tập trung hoàn thiện Đề án phát triển mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp và trình UBND TP phê duyệt; nghiên cứu và triển khai mô hình thuê phần mềm điều phối mạng lưới cấp cứu ngoại viện.

9. Xây dựng và triển khai các hoạt động nâng cao năng lực y tế của huyện Cần Giờ, bao gồm cả kế hoạch và lộ trình tái thành lập Bệnh viện huyện Cần Giờ.

Ngành y tế TP tiếp tục triển khai chương trình nâng cao năng lực trạm y tế xã đảo Thạnh An ( huyện Cần Giờ); xây dựng Đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế của huyện Cần Giờ và trình UBND TP phê duyệt.

10. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cung ứng dịch vụ công của ngành y tế; đẩy nhanh các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ; tăng cường công tác thanh, kiểm tra về hành nghề y tế tư nhân, tăng cường các giải pháp giúp chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trái quy định pháp luật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM trong năm 2023