Những tập đoàn lớn là đối tác của Apple, Sony, Microsoft... đã chuyển cơ sở sản xuất về Việt Nam với những dự án đầu tư với quy mô hàng tỉ USD.

Những nhà đầu tư 'đặt gạch' cho siêu dự án tỉ USD tại Việt Nam

Tuyết Nhung | 20/01/2021, 15:52

Những tập đoàn lớn là đối tác của Apple, Sony, Microsoft... đã chuyển cơ sở sản xuất về Việt Nam với những dự án đầu tư với quy mô hàng tỉ USD.

Năm 2020 có 2.523 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 14,65 tỉ USD. Trong đó có những dự án FDI lớn nhất, chiếm tới 30-40% tổng vốn đăng ký. Sau đây, Một Thế Giới xin điểm lại 4 dự án FDI có vốn đầu tư khủng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Dự án sản xuất, gia công laptop, tablet của Foxconn

Foxconn - một trong những hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới, chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính sang Việt Nam.

Ngày 18.1, UBND tỉnh Bắc Giang đã trao giấy chứng nhận Dự án nhà máy Fukang Technology đặt tại khu công nghiệp Quang Châu do Foxconn Singapore PTE Ltd đầu tư với quy mô công suất khoảng 8 triệu sản phẩm mỗi năm. Dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 6.233 tỉ đồng (tương đương 270 triệu USD).

Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tính đến hết tháng 12.2020, tổng vốn đầu tư của Foxconn tại Việt Nam là 1,5 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư tại tỉnh Bắc Giang là 900 triệu USD. Dự kiến năm 2021 sẽ đầu tư thêm 700 triệu USD và tăng mới 10.000 lao động, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 270 triệu USD vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giai đoạn 2 hơn 400 triệu USD.

Dự án nhà máy nhiệt điện khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu

Dự án nhiệt điện khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu được xem là dự án điện khí lớn nhất cả nước cũng như lớn nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long tính đến thời điểm này với tổng vốn đăng ký lên đến 4 tỉ USD.

Dự án điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có công suất 3.200MW tại tỉnh Bạc Liêu, do nhà đầu tư Delta Offshore Energy (Singapore) cùng với đối tác chiến lược Bechtel Corporation, General Electric, và McDermott (Mỹ).

Theo đó, nhà đầu tư có 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đến cuối tháng 12.2020) để hoàn thành chuẩn bị đầu tư (giai đoạn phát triển dự án) và 36 tháng để triển khai xây lắp khu tiếp nhận, lưu trữ LNG; Trạm tái hóa khí, đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy tua bin khí giai đoạn 1 (công suất 750 MW) vào cuối năm 2023; tiếp lục xây lắp và đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của dự án để đạt đủ công suất 3.200 MW (trước tháng 12.2027).

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn (liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 464 ha và 194 ha mặt nước cho cảng biển và có tổng vốn đầu tư hơn 5,3 tỉ USD.

Đây là Tổ hợp hóa dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm olefin lên tới 1,6 triệu tấn/năm và được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác, công suất hơn 2 triệu tấn/năm. Thời gian thi công dự án là 5 năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022.

Dự án sản xuất thiết bị điện tử của Pegatron

Tập đoàn Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo… đã xác nhận đầu tư 1 tỉ USD tại Hải Phòng, Việt Nam. Hiện nay, Pegatron đang bắt đầu làm thủ tục đầu tư cho dự án thứ 2 với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD tại Khu công nghiệp Deep C (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) để sản xuất thiết bị điện tử cung cấp cho Microsoft, Sony, Lenovo, Apple. Dự án dự kiến tạo việc làm cho 22.500 lao động trực tiếp

Theo kế hoạch, sau dự án thứ hai, Pegatron tiếp tục đầu tư dự án thứ ba với quy mô 500 triệu USD vào thời điểm 2025 - 2026. Đáng nói, Pegatron còn có ý định đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Tập đoàn từ Trung Quốc về Việt Nam vào thời điểm phù hợp, dự kiến là cùng thời điểm triển khai Pegatron 3.

Bài liên quan
Nghiên cứu đường sắt cao tốc Bắc-Nam tốc độ cao 200km/h, tổng mức đầu tư hơn 1,3 triệu tỉ đồng
Dự án dự kiến phương án tổ chức chạy tàu với tốc độ tối đa 350km/h. Song, Bộ Giao thông vận tải vừa được đề nghị nghiên cứu thêm phương án tốc độ chạy tàu từ 160km/h đến 200km/h.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những nhà đầu tư 'đặt gạch' cho siêu dự án tỉ USD tại Việt Nam