Tại buổi công bố Báo cáo triển vọng Phát triển Châu Á 2016 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức ngày 30.3 (Hà Nội), nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm tốc nhẹ còn 6,5% trong năm 2017.

Những thách thức đằng sau sự tăng trưởng tốt của kinh tế Việt Nam

Trí Lâm | 30/03/2016, 14:27

Tại buổi công bố Báo cáo triển vọng Phát triển Châu Á 2016 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức ngày 30.3 (Hà Nội), nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, sau đó giảm tốc nhẹ còn 6,5% trong năm 2017.

Thị trường ô tô tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Tại buổi công bố báo cáo, ông Aron BattenChuyên gia Kinh tế Quốc gia ADB cho biếtđộng lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), tiêu dùng và nhu cầu trong nước gia tăng, cùng với các chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Dự báo khi thu nhập tăng và lạm phát thấp (mặc dù đang tăng tốc)sẽ làm cho tiêu dùng tư nhân tăng. Và doanh số bán ô tô tăng mạnh, hơn 55% trong năm 2015, là một minh chứng về lòng tin người tiêu dùng đã hồi phục.

“Việt Nam đã trở thành thị trường ô tô tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Niềm tin của doanh nghiệp cũng lạc quan không kém. Một khảo sát được thực hiện vào tháng 12.2015 cho thấy41% doanh nghiệp kỳ vọng điều kiện kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2016và 40% kỳ vọng điều kiện sẽ giữ ổn định”, Batten nói.

Tuy nhiên, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giải ngân trong năm nay sẽ không tăng,thậm chí giảm đi trong năm 2017.Khoảng 60%vốn FDI được cam kết trong các ngành chế tác định hướng xuất khẩu (sản xuất hàng hóachủ yếuxuất khẩu).

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng đưa ra nhận định, triển vọng tăng trưởng đầu tư tư nhân được cải thiện nhờ tiến trình đàm phán và gia nhập các hiệp định thương mại và đầu tư trong vòng 18 tháng qua.

“Các hiệp định thương mại này sẽ kích thích đầu tư trong tương lai gần khi các doanh nghiệp chuẩn bị đón nhận các cơ hội kinh doanh mới. Các hiệp địnhcũng phát tín hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp thấy rằng chính phủ một lần nữa khẳng định cam kết mở cửa nền kinh tế” - ông Batten cho hay.

Báo cáo lần này của ADB cũng chỉ rõ, sản xuất công nghiệp và xây dựng sẽ duy trì mức tăng trưởng vững vàng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI cho thấy các điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cải thiện trong hai tháng đầu năm 2016, với số lượng đơn hàng gia tăng.

Khu vực dịch vụ được dự báo sẽ tăng mạnh, mặc dù triển vọng này có bị giảm đi do sụt giảm lượng khách du lịch từ Trung Quốc, vốn chiếm một phần tư lượng khách du lịch vào Việt Nam. Số lượt khách du lịch từ Trung Quốc giảm 8,5% trong năm 2015. Nông nghiệp trong thời gian tới cũng tạm thời sụt giảm do giá cả lương thực thế giới thấp và ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino.

Lạm phát tăng và nguy cơ thất thu ngân sách

Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng khá tốt, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn, cả trước mắt và dài hạn. ADBdự báo, mức lạm phát của Việt Nam sẽ tăng lên trung bình 1,3% trong 3 tháng đầu năm 2016 và dự báo đạt trung bình 3% trong năm nay và 4% trong năm 2017.

Theo ADB, kế hoạch củng cố ngân sách của Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ là thất thu. Trong 5 năm qua, thuế suất thu nhập doanh nghiệp giảm, cắt giảm thuế quan và miễn thuế cho các doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên đã làm cho cơ sở thuế yếu đi.

Giá dầu giảm cũng làm cho số thu sụt giảm, khi chiếm đến 10% tổng thu ngân sách. Thu và trợ cấp của chính phủ giảm từ tương đương 27,6% GDP vào năm 2010 xuống còn 22% trong năm 2015. Kiều hối dự báo sẽ phục hồi khiêm tốn. Cán cân vãng lai dự báo sẽ chuyển sang thâm hụt trong năm 2016 và phục hồi trạng thái cân bằng trong năm 2017.

Bên cạnh đó, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, tiến bộ chậm chạp trong kế hoạch cải cách ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước là những nguy cơ đe dọa triển vọng tích cực của nền kinh tế. Các ngân hàng thiếu vốn và thiếu minh bạch tài chính sẽ tiếp tục dễ bị tổn thương trước các cú sốc.

Cũng theo Sidgwick, tăng trưởng tín dụng phục hồi có thể dẫn đến một làn sóng đầu cơ mới đối với các dự án bất động sản rủi ro cao. Để giảm thiểu những rủi ro này, ngân hàng trung ương đã có bước đi trong đầu năm 2016 nhằm thắt chặt các yêu cầu cho vay vốn đối với bất động sản,hạn chế tiềm năng mất đối xứng kỳ hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

“Chính phủ có thể dùng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát hành thêm trái phiếu ngắn hạn để bù đắp cho ngân sách trong ngắn hạn, song để đạt được vị thế tài khóa bền vững hơncần phải cải cách chính sách thuế để đảo ngược tình thế sụt giảm tỉ lệ thuế so với GDP”, Sidgwick cho biết.

Xét trong ngắn hạn, Chính phủ Việt Nam phải kiểm soát được ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm, đồng thời củng cố lại vùng đệm kinh tế vĩ mô để cho phép Việt Nam nâng cao được sức chống chịu trước bất kỳ cú sốc kinh tế mới nào trong tương lai.

“Về lâu dài, cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết vấn đề tăng trưởng năng suất thấp của Việt Nam và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tăng cường khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu”,Sidgwickn nói.

Ông cũng khuyến cáo, thời gian tới Việt Nam cần tiến bộ hơn nữa trong kế hoạch củng cố hệ thống ngân hàng, tăng cường tính minh bạch, phân loại tài sản, giải quyết nợ xấu và các yêu cầu công khai thông tin sẽ là những yêu cầu sống còn để tăng cường được sức mạnh của khu vực ngân hàng.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những thách thức đằng sau sự tăng trưởng tốt của kinh tế Việt Nam