Trung Quốc phải chuẩn bị đối mặt với các quy tắc hạn chế về chất bán dẫn khắc nghiệt hơn từ Mỹ.

Nới lỏng hạn chế công nghệ với Trung Quốc hay tăng gấp đôi, Tổng thống Biden hắn đã có đáp án

Nhân Hoàng | 10/03/2021, 08:55

Trung Quốc phải chuẩn bị đối mặt với các quy tắc hạn chế về chất bán dẫn khắc nghiệt hơn từ Mỹ.

noi-long-han-che-cong-nghe-voi-trung-quoc-hay-tang-gap-doi.jpg
Ông Joe Biden cầm một con chip bán dẫn trong bài phát biểu của mình trước khi ký lệnh hành pháp vào ngày 24.2

Theo James Crabtree, Phó giáo sư thực hành tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, sự thèm khát công nghệ của Trung Quốc đã được thể hiện đầy đủ trong cuộc họp hai phiên ở Bắc Kinh.

Ngày 5.3, Thủ tướng Lý Khắc Cường xác nhận gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu nhà nước cho lĩnh vực quan trọng như chất bán dẫn khi chính quyền ông Tập Cận Bình phải vật lộn vì các hạn chế từ Mỹ với các công ty công nghệ Trung Quốc.

Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra đánh giá về khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng vào tháng trước, cam kết sẽ xem xét lại các chính sách bán dẫn trong vòng 100 ngày. Kết quả rõ ràng là những người ở Trung Quốc sẽ phải thất vọng nếu đang hy vọng Mỹ giảm bớt cuộc chiến công nghệ. Thay vào đó, Tổng thống Biden có khả năng sẽ thúc đẩy chính sách công nghiệp kiểu Trung Quốc ngày càng sâu rộng khi vừa tìm cách lôi kéo các nhà cung cấp chip toàn cầu chuyển sang Mỹ, vừa từ chối cho đối thủ tiếp cận các sản phẩm tiên tiến nhất của ngành này.

Tình trạng thiếu chip trên toàn cầu tạo thêm động lực cho đánh giá trên, với việc các nhà sản xuất ô tô Mỹ buộc phải ngừng hoặc làm chậm quá trình sản xuất. Song về dài hạn, Mỹ phải đối mặt với tình huống khó xử khi quyết định làm thế nào để khôi phục lại lĩnh vực sản xuất chip của chính mình và làm chậm bước tiến công nghệ Trung Quốc.

Khoảng một nửa doanh số bán dẫn toàn cầu vẫn do các công ty Mỹ kiểm soát, dù vị trí dẫn đầu về công nghệ của họ hầu như chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế. Những thập kỷ gần đây, các nhà sản xuất chip như Intel hay hãng thiết kế nhưng không sản xuất chip như Apple đã đặt các công ty khổng lồ châu Á gia công phần lớn chip của họ, trong số đó có TSMC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới). Các chiến lược gia Mỹ hiện coi đây là sai lầm khiến hoạt động sản xuất chip toàn cầu tập trung vào Đài Loan và Hàn Quốc một cách đầy nguy hiểm, nên dễ bị Trung Quốc can thiệp.

Cựu Tổng thống Donald Trump đã thuyết phục TSMC xây nhà máy trị giá 12 tỉ USD ở bang Arizona, Mỹ, dù các báo cáo truyền thông cho rằng giờ đây nó có thể lớn gấp nhiều lần.

Samsung Electronics cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 17 tỉ USD ở Mỹ, tận dụng các khoản giảm thuế trị giá hàng trăm triệu USD. Luật gần đây đề xuất giảm thuế lên tới 3 tỉ USD cho bất kỳ công ty nào có kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo mới của Mỹ. Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã hứa mở rộng thêm hàng chục tỉ USD.

Sự phung phí tài chính này cũng có rủi ro. Cũng như ở Trung Quốc, Mỹ càng chi tiêu nhiều hơn thì càng có nhiều khả năng lãng phí, nên có mặt trái của việc thực hiện một chính sách công nghiệp ngày càng giống kiểu Trung Quốc. Ngay cả khi trợ cấp thành công thì cũng sẽ mất thời gian để các nhà máy sản xuất chip được đưa vào hoạt động. Nhà máy TSMC và Samsung chỉ có khả năng mở cửa vào năm 2023. Bất kỳ cơ sở mới nào nữa sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa.

Tổng thống Biden phải đối mặt với vấn đề trước mắt là làm thế nào để nối tiếp các động thái của Trump để ngăn Trung Quốc tiếp cận chip mà các công ty của Mỹ không biết cách sản xuất.

Đằng sau các nhà máy mới ở Mỹ là thỏa thuận bất thành văn rằng TSMC và Samsung sẽ sản xuất các sản phẩm tiên tiến nhất tại đây, bắt đầu với chip 5 nanomet. Điều đó sẽ giúp khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Mỹ bằng cách đảm bảo rằng, chip được sản xuất ở Mỹ sẽ đến với các công ty nước này trong những trường hợp khẩn cấp. Thế nhưng, động thái này không có khả năng làm hài lòng những người lo lắng về tác động an ninh từ việc Trung Quốc sẽ có những công nghệ tiên tiến đó.

noi-long-han-che-cong-nghe-voi-trung-quoc-hay-tang-gap-doi-1.jpg
Nhà máy sản xuất tấm wafer của SMIC ở Thượng Hải, Trung Quốc

Mỹ đang sử dụng danh sách thực thể để từ chối bán hàng cho hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm cả Huawei Technologies và SMIC (nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc).

Thế nhưng, việc xem xét chính sách của ông Biden có vẻ sẽ đưa ra các biện pháp rõ ràng hơn nhằm giúp Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu ngành sản xuất chip.

Cuối cùng, mục tiêu sẽ là cái mà nhà phân tích Paul Triolo của Eurasia Group gọi là chuỗi cung ứng bán dẫn riêng biệt màu "xanh" (Mỹ) và "đỏ" (Trung Quốc), buộc các công ty như TSMC phải quyết định nên tham gia. Thay vì từ chối truy cập vào các công ty cụ thể, Mỹ sẽ tìm cách từ chối các công nghệ chip tiên tiến với toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Thực hiện điều này không phải là dễ dàng. Thêm chi phí sản xuất trong nước sẽ được hỗ trợ rộng rãi bởi các công ty công nghệ Mỹ. Việc hạn chế bán chip cho Trung Quốc là không nên, do có rất nhiều nhà sản xuất chip bán cho người mua ở nước này.

Về lâu dài, các biện pháp này có thể tự thất bại vì sẽ thúc đẩy Trung Quốc lao vào các khoản đầu tư hơn nữa để bắt kịp Mỹ mà cuối cùng có thể sẽ thành công.

Mỹ cũng sẽ phải miễn cưỡng thuyết phục những đồng minh ở châu Á và châu Âu về sự cần thiết của các hạn chế mới. Điều này có thể có nghĩa là yêu cầu các nhà sản xuất chip châu Á ngừng sản xuất ở Trung Quốc, thậm chí ngừng sử dụng các kỹ sư Trung Quốc. Một số ít các công ty châu Âu cũng đóng một vai trò quan trọng trong thiết bị sản xuất chip tiên tiến, vào thời điểm mà Liên minh châu Âu (EU) có vẻ mâu thuẫn về những động thái mới chống lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuối cùng Mỹ có khả năng quyết định những chi phí này có thể quản lý được. Chiến lược hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ của Mỹ cũng có cơ hội thành công, ít nhất là trong ngắn hạn.

Mỹ biết những hành động như vậy có thể hiệu quả, như mô hình kinh doanh smartphone của Huawei bị ảnh hưởng nặng nề là minh chứng. Đối mặt với sự lựa chọn giữa nới lỏng công nghệ với Trung Quốc và tăng gấp đôi, Biden dường như sẽ có nhiều khả năng chọn cái thứ hai hơn.

Phát biểu vào tháng 12.2020, ông Biden tuyên bố rằng giao dịch với Trung Quốc cần có "đòn bẩy" và nói thêm: "Theo quan điểm của tôi, chúng tôi chưa có".

Chất bán dẫn vẫn là một trong những lợi thế lớn nhất mà Tổng thống Biden có được so với Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình. Trong một cuộc chiến mới, Mỹ cần chiến đấu với những vũ khí có sẵn trong tay.

Bài liên quan
Mỹ, Đài Loan, Nhật, Hàn, Úc xây dựng chuỗi cung ứng chip, đất hiếm, pin xe điện không có Trung Quốc
Tổng thống Joe Biden để ký lệnh hành pháp để thúc đẩy các ngành công nghiệp chip, pin ô tô điện và đất hiếm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nới lỏng hạn chế công nghệ với Trung Quốc hay tăng gấp đôi, Tổng thống Biden hắn đã có đáp án