Châu Phi là châu lục duy nhất chưa có người nhiễm coronavirus. Thế nhưng điều đó không hẳn đó là vùng trắng an toàn mà nó giống như biển lạnh trước cơn bão.
Các nhà chức trách y tế châu Phi đã tăng cường chuẩn bị cho viễn cảnh mà các chuyên gia lo ngại là sự bùng phát không thể tránh khỏi của coronavirus tới Lục địa Đen. Mỹ cũng cảnh báo rằng lục địa này là một gót chân Achilles và có nguy cơ trở thành nơi dễ tổn thương nhất nếu dịch bệnh bùng phát.
Nhà Trắng cuối tuần trước đã kêu gọi hơn 50 đại sứ và nhà ngoại giao từ gần 40 quốc gia châu Phithảo luận về phản ứng của họ. Hiện chỉ có hai phòng thí nghiệm ở vùng hạ Sahara (tức phần còn lại của châu Phi trừ các nước Bắc Phi) là Viện Pasteur ở Sénégal và Viện Bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi - có thể kiểm tra vi-rút. Điều đó gây lo ngại rằng các trường hợp có thể không bị phát hiện hoặc có thể đang ủ bệnh sẽ phát tán thời gian tới.
Một số quan chức của Mỹ nói thêm rằng lục địa này là một khu vực dễ bị tổn thương và không sẵn sàng đối phó với dịch bệnh này. Trong khi các quốc gia khác đang cắt các chuyến bay, các nước châu Phi chỉ ngồi yên. Vì thế, nó có nguy cơ trở thành mảnh đất màu mỡ cho lây lan dịch.
Peter Piot, giám đốc Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho biết ông nghĩ rằng đó là điều không thể tránh khỏi và các trường hợp sẽ xuất hiện do lưu lượng qua lạilớn giữa Châu Phi và Trung Quốc.
Có tới 1 triệu người Trung Quốc sống ở 54 quốc gia châu Phi và có hàng ngàn sinh viên và thương nhân châu Phi tại các thành phố của Trung Quốc, bao gồm một số người ở tâm dịch Vũ Hán. Có điều đáng chú ý là trong lúc ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu, châu Á và một số nước châu Mỹ đã phát hiện người dính coronavirus, nhưng không có ai đến từ châu Phi, ông Piot nói.
Mặc dù chúng tôi không có trường hợp nào được báo cáo từ châu Phi, nhưng điều đó có thể không phản ánh sự thật, Thomas Breuer, nhà dịch tễ học và giám đốc y tế của Vắc-xin GSK cho biết.
Bản đồ về vùng dịch coronavirus
Các văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định 13 quốc gia châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương, chủ yếu là do liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc, bao gồm Algeria, Angola, Ethiopia, Ghana, Nigeria, Tanzania và Zambia.
Các chuyên gia đã được phái đến 6 quốc gia châu Phi, bao gồm cả Ethiopia và Nigeria, ôngMichel Yao, trưởng phòng ứng phó khẩn cấp tại trụ sở khu vực của WHO ở Congo-Brazzaville cho biết. Ông Yao cho biết thiếu thuốc thử để kiểm tra coronavirus là điều đáng lo ngại nhất đối với châu Phi.
Các bệnh viện được trang bị kém, một số trong đó thiếu nguồn điện tối thiểu và ổn định, là rủi ro lớn nhất trong việc lây lan virus, ông Piot nói. “Kiểm soát nhiễm trùng ở châu Phi rất, rất kém”, ông nói. Dịch này dễ lây lan hơn Ebola vì nó có thể lây lan khá nhanh đến các nhân viên chăm sóc sức khỏe và cho các bệnh nhân khác (qua đường hô hấp). Còn Ebola, dù nguy hiểm hơn, chỉ có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếpvới người bệnh.
Cũng có những người lo lắng. Các quan chức từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, một phần của Liên minh châu Phi có trụ sở tại Addis Ababa, đang bận rộn tại Viện Pasteur ở Sénégal để đào tạo kỹ thuật viên phòng thí nghiệm từ khắp lục địa trong việc phát hiện virus. Nhưng số này khá ít.
Các sân bay trên khắp châu Phi cũngđã thực hiện kiểm tra hành khách thông qua các triệu chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, máy phát hiện sốt tại các sân bay có thể không phát hiện được coronavirus giai đoạn đầu khi bệnh nhân không có triệu chứng và ở giai đoạn ủ bệnh, coronavirus vẫn có thể lây truyền. Một số hãng hàng không, bao gồm Kenya Airways, Air Maroc và RwandAir, đã tạm dừng các chuyến bay từ Trung Quốc.
Hãng hàng không Etopian, hãng khai thác các chuyến bay thường xuyên giữa năm thành phố châu Phi và sân baymới do Trung Quốc xây dựng trị giá 360 triệu USD tại Addis Ababa, cho biết các chuyến bay sẽ tiếp tục từ Trung Quốc, một nhà đầu tư lớn ở nước này. Các chuyến bay từ Trung Quốc cũng đang tiếp tục đến Nigeria, quốc gia với 200 triệu dân, đông dân nhất châu Phi.
Josie Golding, thuộc tổ chức xã hội Wellcome Trust của Anh, cho rằng coronavirus có thể đã không bị phát hiện. Chúng ta không phát hiện thấynó bởi vì chúng ta không có khả năng (để chẩn đoán nó) hoặc chúng ta không phát hiệnnó bởi vì nó đã lan truyền? Đây là một ẩn số.
Nhưng Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia và là chuyên gia về các bệnh mới nổi ở châu Phi, cho biết: Tôi sẽ hy vọng coronavirus sẽ lan truyền kém ở các vùng nhiệt đới của châu Phi so với các thành phố đông đúc ở Trung Quốc, nơi thời tiết lạnh và mọi người có thói quen trong nhà kín.
Trong đại dịch cúm năm 2009, ca mắc và tử vong ở châu Phi theo tỷ lệ dân số íthơn so với các vùng lạnh nhưở châu Âu và Bắc Mỹ, Hunter dẫn chứng.
Theo Washington Post tính đến 5.2 thì số người nhiễm coronavirus trên thế giới như sau
+ Trung Quốc20.530 bao gồm cả 17 ở Hong Kong, 10 ở Macau, 11 ở Đài Loan
+ Thái Lan 25
+ Singapore24
+ Nhật 22
+ Hàn Quốc 16
+ Malaysia, Việt Nam: 10
+ UAE5
+ Ấn Độ 3
+ Philippines 2
+ Campuchia, Nepal, Sri Lanka 1
+ Đức 12
+ Pháp 6
+ Ý, Nga, Anh: 2
+ Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ:1
+ Mỹ 11
+ Canada 4
+ Úc13