Đại sứ quán Mỹ tại Brunei thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN – một phần của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 26 - 28.10

Ông Biden dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN

Cẩm Bình | 26/10/2021, 09:08

Đại sứ quán Mỹ tại Brunei thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN – một phần của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 26 - 28.10

Đây là lần đầu tiên sau 4 năm Washington lại có nguyên thủ quốc gia dự sự kiện này, lần trước đó là vào năm 2017 (cựu Tổng thống Donald Trump tham dự). Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden dự kiến thảo luận về vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và sáng kiến mới nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với khối.

Giới phân tích đánh giá quyết định dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN phản ánh nỗ lực thu hút đồng minh và đối tác cùng đối phó Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Biden.

1000x-1.jpg
Sau 4 năm mới lại có Tổng thống Mỹ dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN - Ảnh: Getty Images

Phía giới chức Mỹ không đề cập đến Trung Quốc. Họ kỳ vọng Tổng thống Biden tập trung vào việc hợp tác ở vấn đề phân phối vắc xin COVID-19, khí hậu, chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng, Nhà lãnh đạo Washington sẽ còn phải trấn an rằng cơ chế “Bộ tứ” (Quad gồm Mỹ - Nhật - Ấn - Úc) và liên minh Aukus (Mỹ - Anh - Úc) không nhằm mục đích thay thế ASEAN giữ vai trò trung tâm ở khu vực.

Tuần trước, quan chức phụ trách Đông Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Edgard Kagan nhấn mạnh Washington không xem Quad như NATO phiên bản châu Á cạnh tranh với ASEAN. Ông khẳng định chính quyền Tổng thống Biden mong muốn hợp tác cùng ASEAN phục hồi chuỗi cung ứng, giải quyết vấn đề khí hậu cũng như thách thức ở vấn đề hàng hải.

Theo chuyên gia Murray Hiebert thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Tổng thống Biden sẽ tận dụng lần đối thoại đầu tiên nói rõ với các nhà lãnh đạo ASEAN về tầm quan trọng của họ đối với chính quyền Mỹ đương nhiệm. Phía các nhà lãnh đạo ASEAN chờ đợi Tổng thống Biden trình bày kế hoạch cung cấp vắc xin COVID-19, đẩy mạnh đầu tư, thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực.

Liên hợp quốc bổ nhiệm tân đặc sứ phụ trách vấn đề Myanmar

Ngoài quyết định dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN của Tổng thống Biden, một diễn biến đáng chú ý khác ngay trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN là việc Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu người Singapore Noeleen Heyzer giữ chức đặc sứ phụ trách vấn đề Myanmar, thay bà Christine Schraner Burgener đã tại nhiệm 3 năm.

yuheyzer1026.jpg
Bà Noeleen Heyzer - Ảnh: Straits Times

Bà Heyzer đảm nhiệm qua nhiều chức vụ cấp cao tại Liên hợp quốc, chẳng hạn như Chủ tịch Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2007 - 2014, cố vấn đặc biệt cho Đông Timor giai đoạn 2013 - 2015.

Lúc còn giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương, bà Heyzer hợp tác chặt chẽ với ASEAN lẫn giới chức Myanmar trong nỗ lực giảm đói nghèo, phát triển kinh tế.

Ngày 25.10, tân đặc sứ tuyên bố công nhận chính quyền quân sự Myanmar sẽ khiến bạo lực gia tăng, làm gia tăng bất ổn.

Vấn đề Myanmar là một trong số thách thức lớn mà ASEAN đang phải giải quyết. Nỗ lực khôi phục hòa bình ở Myanmar gặp khó khăn khi chính quyền quân sự không hợp tác, khối mới đây quyết định không cho phép Thống tướng Min Aung Hlaing dự Hội nghị cấp cao ASEAN.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN