Các quan chức NATO cảnh báo khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân đặc nhiệm ‘chống lưng’ phe nổi dậy của tướng Khalifa Haftar, một kẻ thù của quân liên minh cầm quyền ở Libya.

Ông Putin đưa quân đặc nhiệm đến ‘chống lưng’ phe nổi dậy ở Libya

Trần Trí | 30/03/2017, 14:10

Các quan chức NATO cảnh báo khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân đặc nhiệm ‘chống lưng’ phe nổi dậy của tướng Khalifa Haftar, một kẻ thù của quân liên minh cầm quyền ở Libya.

Ngày 25.3, Phó tổng thư ký NATO, bàRose Gottemoeller nói tại hội nghị chính sách đối ngoại hàng năm, Diễn đàn Brussels: “Tôi rất quan ngại việcquân đội Nga xem ra đang gây ảnh hưởng tớitình hình Libya. Điều này làm tôi rất rối”.

Bà lưu ý Nga ủng hộ nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ nhằm tập hợp sự ủng hộ quốc tế dành cho chính phủ đoàn kết dân tộc Libya vốn đang rất yếu, nhưng bà nói “xem ra một quyết định của Kremlin đơn giản để gạt bỏ nghị quyết này”.

Sau đó bà nói với các nhà báo: sự thật là Nga đang hướng về tướng Haftar, nhấn mạnh việc hợp tác với ông ấy. Đấy không phải là nỗ lực lập một chính phủ đoàn kết dân tộc vốn được nêu trong nghị quyết của HĐBA LHQ”.

Hiện các nước châu Âu đang vận động hành langđể Nga sử dụng tầm ảnh hưởng với tướng Haftar nhằm khuyến khíchông ta hòa giải với chính phủ Libya của Thủ tướng Faiez Serraj.

Bà Gottemoeller hy vọng Nga sẽ hoàn toàn thực hiện nghị quyết HĐBA LHQ: “Họ đã bỏ phiếu thuận và họ là một thành viên được tôn trọng của HĐBA. Tại sao họ lại đột ngột đổi sang hướng khác ?”.

Khi vai trò của Nga ở Libya càng nổi, các quan chức Mỹ bắt đầu chú ý. Ở phiên giải trình trước Quốc hội Mỹ ngày 9.3, tướng thủy quân lục chiến Thomas Waldhauser nói: “Nga đang cốmở rộng tầm ảnh hưởng về một quyết định ai và lực lượng nào sẽ lập chính phủ ở Libya. Moscow đang tìm cáchảnh hưởng tới quyết định này”.

Washington giữ khoảng cách với tướng Haftar, người có quan hệ với CIA và là một thành viên trong nỗ lực lật đổ Đại tá Moammar Gadhafi hồi cuối thập niên 1980.

Mỹ đã đưa quân đến Libya đánh quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Họ tiến hành không kích và năm ngoái, quân đội Libya có Mỹ giúp đã đánh bật quân IS khỏi thành phố biển Sirte, hậu cứ của IS.

Hồi tháng 2.2017, chính phủ Libya đã đề nghị NATO giúp cải thiện an ninh và quốc phòng.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO 2016, tổ chức này hứa ủng hộ chính phủ Libya, và châu Âu muốn Libya tích cực ngăn chặn dòng di dân Libya.

Bà Gottemoeller nói NATO đang tìm cách giúpxây dựng những cơ quan chính quyền Libya, có thể là huấn luyện quân đội nước này. NATO cũng hợp tác với các nước EU về hoạt động hải quân ở Địa Trung Hải để chống các tổ chức buôn lậu di dân.

Quân đặc nhiệm Nga ở Ai Cập

Bà Gottemoeller cũng dẫn các báo cho rằng Nga đang triển khai quân ở Ai Cập gần Libya. Bộ Quốc phòng Nga từ chối bình luận về phát biểu của bà.

Trước đó, báo Moscow Times (Nga) ngày 15.3 đưa tin lính đặc nhiệm Nga đến Ai Cập để sẵn sàng chiến đấu ở Libya, ủng hộ tướng Haftar, người đang có sự ủng hộ của Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Ả rập Saudi.

Vụ triển khai lính đặc nhiệm này xảy ra vài giờ sau khi Abdel Baset al-Badri, Đại sứ Libya ở Ả rập Saudi, kết thúc cuộc gặp các quan chức Nga ở Moscow ngày 12.3.

Các chính khách Nga phủ nhận cáo buộc trên, nói đó là “tin vịt” và mọi người chớ nên quan tâm. Người phát ngôn Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga nói không hề có quân Nga ở Sidi-Barrani: “Đây không phải năm đầu tiên có những câu chuyện mua vui thiên hạ của bọn nặc danh’.

Vài ngày trước, một công ty bảo vệ tư nhân Nga cho hãng tin Reuters biết: thân chủ của họ từ nhiều tháng qua đã hoạt động ở miền đông Libya do quân của Haftar kiểm soát. Lực lượng Haftar đã đánh các cơ sở dầu mỏ ở vùng duyên hải Libya, tuyên bố giành lại được các vị trí của các tay súng Hồi giáo.

Hiện không thể có chứng cứ rõ ràng lính đặc nhiệm Nga tham gia các hoạt động của quân Haftar.

Nga nói duy trì quan hệ với tất cả các bên ở Libya, quan tâm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho sự chia rẽ ở nước này. Nga phủ nhận việccử quân đặc nhiệm đến giúp Quân đội quốc gia Libya của tướng Haftar.

Ilan Berman, phó chủ tịch tổ chức nghiên cứu Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ, nói: “Điều rõ ràng là chiến lược tiến quân của tướng Haftar nhằm thu hút sự chú ý của Moscow, và Nga sẵn sàng ủng hộ lực lượng này, ít nhất vào lúc này”.

Kết thân vì quyền lợi dầu khí

Theo người thân cận Điện Kremlin, trong 8 năm qua, tướng Haftar đã đến Moscow hai lần, để đề nghị được mua vũ khí, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của LHQ.

Theo Moscow Times, hồi tháng 11.2016, tướng Haftar đến Moscow gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Không có nhiều thông tin về cuộc gặp này, nhưng có thông tin tướng Haftar nhờ Điện Kremlin giúp đánh quân Hồi giáo cực đoan, giống như Nga đã tuyên bố khi can thiệp quân sự ở Syria.

Nhà phân tích Berman nói tướng Haftar tự động tìm đến Điện Kremlin vì nhận thức “Nga như một nhà dựng vua để ông ta nắm quyền ở Libya”.

Mối quan hệ Nga-Haftar xem ra được đào sâu hồi đầu năm 2017, khi một tàu chiến Nga đến Libya sau một chuyến hành quân ở phía đông Địa Trung Hải.

Tướng Haftar được mời thăm chiến hạm Đô đốc Kuznetsov, tiếp đó là ông nói chuyện qua video với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ở Moscow.

Maxim Suchkov, một chuyên gia về chính sách Nga ở khu vực Trung Đông và là biên tập của trang tin A-Monitor, nói ở Libya đã có ý kiến xem Nga là một nhà môi giới quyền lực mạnh, giỏi đàm phán sau cuộc can thiệp vào Syria: “Đấy là một tài sản chính trị mà Nga chắcchắn sẽ tìm cách dùng đến”.

Quyền lợi chính trị của Nga ở Libya tương lai cũng gắn kết với quyền lợi kinh tế. Trong nỗ lực tái lập tầm ảnh hưởng thời Liên Xô ở Trung Đông và Bắc Phi, tập đoàn dầu khí nhà nước Nga đã nắm một vai trò quan trọng.

Các thỏa thuận mà Rosneft làm trung gian cho Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) và chính quyền tự trị Kurd ở bắc Iraq được đề cao, không phải vì tầm quan trọng kinh tế của chúng, mà là tác động chính trị: loại được các đối thủ và giành ưu thế trước các đồng minh khu vực của phương Tây.

Nhà phân tích năng lượng Peter Kaznacheev (ở London) nói: “Mọi điều phải làm với Bắc Phi và Trung Đông đều mang tính chiến lược đối với Điện Kremlin. Khi đến Libya, thông qua Haftar và NOC cùng việc sản xuất dầu, Nga có thể tự chuyển mình là quyền lực chính ở Libya mà không phải bẩn tay như ở Syria”.

Tướng Haftar hoạt động ở đông Libya, ban đầu giành quyền kiểm soát vùng Lưỡi liềm dầu của Libya-gồm nhiều mỏ và nhà máy-khỏi tay quân nổi dậy hồi tháng 9.2015, nhưng vất vả kiểm soát khu vực này.

Chủ tịch Viện chính sách năng lượng Nga, ông Vladimir Milov nói dầu khí có thể là xương sống quan hệ chính trị mà Nga đang đàm phán với Libya: “Tổng thống VladimirPutin xem Libya là một cơ hội để tìm đến và đề nghị vài dạng đối tác thay thế để chống lại tầm ảnh hưởng của phương tây vốn chẳng đạt thành công”.

Hợp đồng vũ khí

Một “tay chơi” kinh tế lớn khác trong ván cờ Libya của Nga là Rosoboronexport, cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga, lo mở đường cho vũ khí Nga tiếp cận thị trường nước ngoài.

Rosoboronexport từng mất một khách hàng lớn khi Đại tá Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Ước tính cơ quan này mất những hợp đồng trị giá từ 4 đến 6 tỉ USD với chính phủ cũ.

Năm 2011, một quan chức xuất khẩu vũ khí Nga là Mikhail Dmitryev nói: “Con số 4 tỉ USD chỉ là số nhỏ. Sự mất nguồn thu có thể lên đến hàng chục tỉ USD”.

Đại tá Gaddafi từng mua vũ khí Nga từ năm 2008, khi Nga đồng ý xóa nợ cho Libya. Ông cam kết mua súng phòng không, xe tăng, rocket, chiến đấu cơ và tàu ngầm chạy bằng diesel.

Nhưng chính phủ Libya hiện tại không quan tâm tái khẳng định những thỏa thuận.

Tiến sĩ Theodore Karasik, cố vấn cấp cao của Viện phân tích Vùng Vịnh, nói Nga đang tìm cách dấn sâu vào Libya, nên nhiều khả năng sẽ xóa món nợ nặng của thời Gaddafi, như đã xóa nợ cho Syria. Đổi lại, Nga sẽ được quyền cung cấp vũ khí và có được nguồn năng lượng.

Kim Hương (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Putin đưa quân đặc nhiệm đến ‘chống lưng’ phe nổi dậy ở Libya