Tổng thống Donald Trump ngày 12.9 đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt với quốc gia hay cá nhân nước ngoài can thiệp vào tiến trình bầu cử Mỹ.

Ông Trump ký luật trừng phạt nước ngoài can thiệp bầu cử Mỹ

Cẩm Bình | 13/09/2018, 14:01

Tổng thống Donald Trump ngày 12.9 đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp áp đặt trừng phạt với quốc gia hay cá nhân nước ngoài can thiệp vào tiến trình bầu cử Mỹ.

Sắc lệnh được ban hành khi chỉ còn 8 tuần trướcngày cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra (ngày 6.11). Ông Trump đưa ra tuyên bố sau khi ký sắc lệnh: “Như tôi đã nói rõ, Mỹ sẽ không bỏ qua cho bất kỳ hình thức can thiệp bầu cử nước chúng tôi”.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết nước này có thể áp dụng trừng phạt trong lúc một cuộc bầu cử diễn ra hoặc sau khi bầu cử hoàn tất tùy vào bằng chứng thu thập được. Biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, hạn chế giao dịch ngoại hối, hạn chế tiếp cận với cơ chế tài chính Mỹ, cấm công dân Mỹ đầu tư vào những đơn vị bị trừng phạt.

Sắc lệnh giao trách nhiệm cho các cơ quan tình báo đánh giá cá nhân/tổ chức nào đó có can thiệp bầu cử hay không. Thông tin sẽ được cung cấp cho Bộ Tư pháp cùng Bộ An ninh nội địa Mỹ, dựa trên đánh giá tính hợp lệ và tác động họ đưa ra mà trừng phạt được tự động áp đặt.

Theo Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats, thời gian để các cơ quan tình báo tiến hành đánh giá là 45 ngày. Bộ Tư pháp cùng Bộ An ninh nội địa sau đó cũng có 45 ngày để ra xác định nên hay không nên trừng phạt.

Sắc lệnh ký ngày 12.9 là động thái mới nhất trong nỗ lực siết chặt an ninh trước thềm bầu cử tháng 11 của chính quyền Tổng thống Trump. Cố vấn Bolton khẳng định sắc lệnh giúp đảm bảo nước Mỹ có một quá trình ban hành trừng phạt chính thức.

Giới nghị sĩ Mỹ vẫn chưa hài lòng với sắc lệnh này. Hai thượng nghị sĩ Marco Rubio (đảng Cộng hòa) và Chris Van Hollen (đảng Dân chủ) trong tuyên bố chung đánh giá: “Sắc lệnh hôm nay công nhận mối đe dọa (can thiệp bầu cử) nhưng không đủ để giải quyết nó”.

Trước đó, giới tình báo Mỹ xác định nhiều thực thể được Nga hậu thuẫn đã tìm cách làm tăng cơ hội thắng cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump vào năm 2016. Tuy nhiên, ông Trump vào tháng 7 trước lại công khai chấp nhận lời phủ nhận không can thiệp bầu cử của người đồng cấp Vladimir Putin và tỏ ý nghi ngờ tình báo nước mình.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller cũng như một số ủy ban thuộc Quốc hội Mỹ hiện đang tiến hành điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử, bất chấp Moscow nhiều lần bác bỏ. Ông Mueller thậm chí còn xét tới khả năng Tổng thống Trump có thông đồng với quan chức Nga.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đấu thầu vàng miếng sáng nay, giá tham chiếu cao hơn phiên trước
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 25.4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá tham chiếu 82,3 triệu đồng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump ký luật trừng phạt nước ngoài can thiệp bầu cử Mỹ