Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.5 thông báo sẽ cho phép ZTE hoạt động trở lại, nếu hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc nộp phạt 1,3 tỉ USD và đáp ứng một loạt điều kiện khác.

Ông Trump ra điều kiện với công ty công nghệ Trung Quốc

Cẩm Bình | 26/05/2018, 17:29

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.5 thông báo sẽ cho phép ZTE hoạt động trở lại, nếu hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc nộp phạt 1,3 tỉ USD và đáp ứng một loạt điều kiện khác.

Ông Trump viết trên trang Twitter: “Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (nghị sĩ đảng Dân chủ, lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện) và chính quyền Obama đã cho phép ZTE phát triển mà không bị kiểm soát an ninh. Tôi đóng cửa ZTE và cho đơn vị này hoạt động trở lại, với điều kiện phải đảm bảo an ninh mức độ cao, đổi bộ máy lãnh đạo, bắt buộc mua linh kiện Mỹ sản xuất và phải đóng phạt 1,3 tỉUSD.

Nhiều nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tỏ ý không hài lòng với ý tưởng cứu ZTE của Tổng thống Trump. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio đánh giá: “Họ đã đạt được thỏa thuận. Đó là thỏa thuận tốt cho ZTE và Trung Quốc. Trung Quốc nghiền nát công ty Mỹ không thương tiếc, sử dụng các công ty viễn thông để dothám và ăn cắp nhiều thứ của chúng ta. Nhiều người đã hy vọng lần này sẽ khác. Quốc hội cần phải hành động”.

Còn theo Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lưỡng đảng nên hợp tác chấm dứt thỏa thuận cứu ZTE của chính quyền ông Trump.

Thượng nghĩ sĩ Dân chủ Chris Van Hollen tuyên bố: “Nếu Tổng thống Trump không đặt an ninh quốc gia Mỹ lên trên việc làm của người Trung Quốc. Quốc hội, với nghị sĩ cả hai đảng, sẽ hành động để ngăn cản ông ấy”.

Kế hoạch cứu ZTE của Tổng thống Mỹ bị nhiều nghị sĩ phản ứng - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cùng Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross vào sáng 25.5 đã tóm tắt kế hoạch áp dụng những biện pháp thay thế cho lệnh trừng phạt ZTE với những thượng nghị sĩ Cộng hòa, đề nghị họ giúp làm giảm chỉ trích từ công chúng và tạo điều kiện cho chính quyền Washington thương lượng vấn đề này.

Hạ viện Mỹ ngày 24.5 đã thông qua Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm tài khóa 2019, trong đó cấm các cơ quan chính phủ nước này dùng công nghệ của ZTE và Huawei, đồng thời cũng không cho phép Bộ Quốc phòng tái ký hợp đồng với những đơn vị cung cấp thiết bị/dịch vụ có dính đến hai tập đoàn Trung Quốc này.

NDAA sắp tới sẽ được đưa lên Thượng viện.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
‘Mỹ vượt xa Trung Quốc về năng lực sản xuất chip tiên tiến vào năm 2032’
Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp ba năng lực sản xuất chất bán dẫn trong nước vào năm 2032 và vượt xa Trung Quốc về sản lượng chip tiên tiến, theo báo cáo được công bố bởi Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) và hãng tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group (BCG) có trụ sở tại Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump ra điều kiện với công ty công nghệ Trung Quốc