Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là phát triển tiềm lực KH-CN hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực như y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp…

Phát triển tiềm lực KH-CN hạt nhân, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân

Thu Anh | 01/02/2021, 17:57

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là phát triển tiềm lực KH-CN hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực như y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp…

Theo thông tin từ Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ KH-CN), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là phát triển tiềm lực KH-CN hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực như y tế, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác; Định hướng phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo; danh mục chương trình, dự án quan trọng, ưu tiên.

phat-trien-tiem-luc-kh-cn-hat-nhan-bao-dam-an-toan-an-ninh-hat-nhan.jpg
Ảnh: Internet

Giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch bao gồm các nội dung chủ yếu như hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển tiềm lực KH-CN; bảo đảm an toàn, an ninh; nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế; đầu tư, tài chính và huy động vốn; tổ chức thực hiện quy hoạch.

Theo đó, có các hợp phần được xây dựng để tích hợp vào Quy hoạch, trong đó có Hợp phần phát triển tiềm lực KH-CN hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân do Bộ KH-CN tổ chức lập; Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành y tế do Bộ Y tế tổ chức lập; Hợp phần quy hoạch phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong ngành tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập…

Thủ tướng đã phân công Bộ KH-CN có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai tổ chức lập quy hoạch theo Nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả; Phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán chi phí lập Quy hoạch.

Các bộ, cơ quan được giao tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định hợp phần quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật, gửi Bộ KH-CN tổng hợp để tích hợp vào Quy hoạch…

Theo Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ KH-CN đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, phê duyệt dự toán chi phí và lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, các hợp phần quy hoạch.

Bài liên quan
Sự thật về việc gián có thể sống sót sau các vụ nổ hạt nhân
Đối với hầu hết các loài động vật, việc mất đầu về cơ bản là kết thúc cuộc sống. Tuy nhiên, những con gián có thể sống sót trong vài tuần sau khi bị chặt đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển tiềm lực KH-CN hạt nhân, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân