Sáng nay (19.10) Tòa án Nhân nhân dân tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự “Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường và đồng phạm buôn lậu thuốc chữa bệnh”. Vụ án được xét xử theo kháng cáo của các bị can và kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao theo hướng tuyên hủy án sơ thẩm.

Phúc thẩm vụ VN Pharma: Không biết chi hoa hồng 7,5 tỉ đồng cho lô thuốc nào

Hồ Quang | 19/10/2017, 14:49

Sáng nay (19.10) Tòa án Nhân nhân dân tối cao tại TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự “Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường và đồng phạm buôn lậu thuốc chữa bệnh”. Vụ án được xét xử theo kháng cáo của các bị can và kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao theo hướng tuyên hủy án sơ thẩm.

Không biết chi hoa hồng cho lô thuốc nào

Tại phiên tòa phúc thẩm có rất nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo vắng mặt so với phiên tòa sơ thẩm trước đó, trong đó có luật sư Phan Trung Hoài - người bào chữa cho cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma Nguyễn Minh Hùng. Có 2 bị cáo không có luật sư bào chữa cho mình là dược sĩ Phạm Văn Thôngvà Bùi Ngọc Duy - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển Công ty cổ phần VN Pharma nên được Hội đồng xét xử chỉ định luật sư bào chữa cho các bị cáo này.

Một trong những vấn đề dư luận khá quan tâm trong vụ án này chưa được cấp sơthẩm làm rõ, đó chính là lời khai của bị cáo Nguyễn Minh Hùng việc sử dụng 7,5 tỉđồng để chi tiền hoa hồng cho cho các bác sĩ nhằmcung cấp thuốc, trong khi đó lô hàng mà VN Pharma nhập là 9.300 hộp thuốc H-Captita 500mg Caplet chỉ có hơn 5 tỉđồng.

Hội đồng xét xử đã đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Minh Hùng: Tại sao số tiền chi hoa hồng cao hơn số tiền lô thuốc, 7,5 tỉđồng trên là chi hoa hồng cho lô thuốc nào? “Số tiền 7,5 tỉ đồng là để chi cho hoạt động bán hàng, còn chi cho lô thuốc nào thì bị cáo không biết vì lúc đó đã bị bắt”, bị cáo Hùng trả lời.

Ngay lập tức Hội đồng xét xử đã hỏi bị cáo Ngô Anh Quốc - nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma về số tiền 7,5 tỉđồng mà bị cáo này được Hùng chỉ đạo chi hoa hồng như thế nào thì bị cáo Quốc tiếp tục trả lời là không rõ.“Bị cáo Hùng chỉ đạo chi cho chi phí bán hàng, còn chi cho lô thuốc nào thì không rõ, vì công ty có nhiều thuốc, bán rất nhiều ngày”, bị cáo Quốc nói.

Trong khi đó, nhân vật chủ mưu với bị cáo Hùng là Võ Mạnh Cường – nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C thì kêu oan cho rằng mình làm việc rất khách quan, chỉ là người cung cấp những giấy tờ liên quan đến lô thuốc H-Captita 500mg Caplet, chứ không phải là người làm giả những giấy tờ trên.

“Bị cáo không có chuyên môn gì về dược nên không thể nàolàm giả được những giấy tờ như: giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC), giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada được đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada. Đây là những giấy tờ do Raymundo (quốc tịch Philippines nhưng cơ quan điều tra không xác định được nhân thân và lai lịch) cung cấp và bị cáo gửi cho VN Pharma. Bị cáo chỉ là người môi giới, xúc tiến thương mại để không chịu áp lực doanh số với Raymundo. Bị cáo chỉ muốn làm tốt để phục vụ cho khách hàng của mình thôi”, bị cáo Cườngnói.

Bị cáo Võ Mạnh Cường: "Bị cáo khôngcó chuyên môn gì về dược nên không thể nàolàm giả được những giấy tờ"

Khác với phiên sơ thẩm lần trướcbị cáo Cường nói không biết nguồn gốc thuốc H-Captita 500mg, nhưng trong lần phúc thẩm này bị cáo lại nói biết nguồn gốc thuốc này là của Công ty Helix (Canada) nên mới chuyển toàn bộ hồ sơ của loại thuốc này cho VN Pharma để làm thủ tục xinCục Quản lý dược nhập khẩu.

Khi Hội đồng xét xử hỏi bị cáo Cường có biết những giấy tờ trên là giả không thì bị cáo trả lời: “Rất tin tưởng vào Raymundo, vì nhân thân của ông này rất rõnên không biết đó là giấy tờ giả”, bị cáo Cường trả lời.

Vì tin vào Cục Quảnlý dược

Các bị cáo khác được xem là đồng phạm với 2 chủ mưu là Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường thì kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng mình chỉ làm theo sự chỉ đạo của Nguyễn Minh Hùng, không biết giấy tờ giả, không có chuyên môn về lĩnh vực dược.

Bị cáo Lê Thị Vũ Phương – nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần VN Pharma cho rằng mình bị kết tội buôn lậu là không hợp lý, vì bản thân không hiểu biết gì về dược, chỉ làm theo dự chỉ đạo.

“Các giấy tờ giả mạo của bị cáo Hùng bị cáo đều không biết, vì bị cáo không có nghiệp vụ đó. Bị cáo chỉ sai về nghiệp vụ kế toán, chứ không thể nói bị cáo đồng phạm buôn lậu”, bị cáo Phương nói.

Riêng bị cáo Phan Cẩm Loan -nguyên Phó trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty cổ phần VN Pharma cho rằng Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 3 năm 6 tháng tù giam là quá oan. Theo bị cáo Loan, Công ty Austin Hồng Kônglà công ty đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; còn thuốc H-Captita 500mg Caplet thì đã được Cục Quản lý dược cấp giấy phéphoạt động nên không thể nói bị cáo làm phụ lục hợp đồng giả với Công ty Austin Hồng Kông hay thanh toán hợp đồng giả để nhập khẩu trái phép 9.300 hộp thuốc H-Captita 500mg Caplet.

"Công ty Austin Hồng Kông đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động cả chục năm trước, chứ không phải mới đây nên ai cũng biết đến công ty này. Hơn nữa toàn bộ hồ sơ đã được Cục Quản lý dược cấp phép cho nhập khẩu lo thuốc trên nên bị cáo phải tin tưởng lô thuốc này và làm các thủ tục trên. Không lẽ bị cáo không tin vào giấy phép cho nhập khẩu lô thuốc trên của Cục Quản lý dược”, bị cáo Loan phân trần.

Trước đó, ngày 25.8.2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trịkiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn VN Pharma), Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty Thương mại và Hàng hải quốc tế H&C), mỗi bị cáo lãnh 12 năm tù về tội "buôn lậu".

Cùng tội danh trên, các bị cáo Nguyễn Trí Nhật bị 5 năm tù, Ngô Anh Quốc (nguyên Phó tổng giám đốc VN Pharma) 4 năm tù, Phan Cẩm Loan (nguyên Phó trưởng phòng Xuất nhập khẩu VN Pharma) 3 năm 6 tháng tù, Lê Thị Vũ Phương (kế toán trưởng VN Pharma) 3 năm tù.

Nhóm các bị cáo bị truy tố tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" lãnh án gồm: Bùi Ngọc Duy (nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển VN Pharma) 18 tháng tù, Phạm Văn Thông (dược sĩ) 2 năm tù, cho hưởng ántreo, và Phạm Anh Kiệt (Tổng giám đốc Sapharco) 2 năm tù,cũng được hưởng án treo.

Tuy nhiên, ngày 22.9, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM ký quyết định kháng nghị vụ án này. Theo đó, nội dung kháng nghị theo hướng hủybản án sơ thẩm vì lý do vụ án chưa được điều tra một cách toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt ngườilọt tội, ngoài ra còn phải giám định lại và xử lý vật chứng…

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phúc thẩm vụ VN Pharma: Không biết chi hoa hồng 7,5 tỉ đồng cho lô thuốc nào