BH Media đã đánh dấu bản quyền nhiều tác phẩm âm nhạc trong đó có quốc ca Việt Nam trên YouTube khiến cho dư luận bức xúc.

Quốc ca Việt Nam bị BH Media nhận vơ bản quyền trên YouTube

Tiểu Vũ | 04/11/2021, 20:22

BH Media đã đánh dấu bản quyền nhiều tác phẩm âm nhạc trong đó có quốc ca Việt Nam trên YouTube khiến cho dư luận bức xúc.

Trong vài ngày qua, dư luận bức xúc việc công ty BH Media (một công ty truyền thông đa phương tiện có trụ sở tại Hà Nội) đã đánh dấu khẳng định bản quyền lên nhiều tác phẩm âm nhạc trên nền tảng chia sẻ video trực tuyến YouTube.

Đáng chú ý là bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và đất nước làm quốc ca cũng bị BH Media ghi nhận quyền sở hữu, thậm chí đến video tang lễ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị công ty này “ghi nhận bản quyền”.

capture-20211104-164417.png

Trong số các video do BH Media nhận bản quyền có ca khúc Giấc mơ trưa của nhạc sĩ Giáng Son – một tác phẩm do chính nữ nhạc sĩ sáng tác và phổ biến. Ngoài ra, một số tác phẩm dân gian như Quan họ Bắc Ninh Giã bạn, vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn được các tác giả và chủ sở hữu phát miễn phí trên YouTube cũng bị BH Media báo cáo vi phạm bản quyền.

photo-1-1636004964140458650072.png
Giấc mơ trưa của nhạc sĩ Giáng Son bị BH Media đánh gậy bản quyền - Ảnh: Chụp màn hình

Theo luật sư Phan Vũ Tuấn, những đơn vị như BH Media có quan hệ trực tiếp với các nền tảng xuyên biên giới YouTube hay Facebook sẽ có rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, nếu sản phẩm mà họ đăng ký Content ID thực chất không thuộc quyền sở hữu của họ thì lại là hành vi vi phạm pháp luật.

"Khi họ sử dụng lợi thế đó thì họ vượt quá giới hạn bảo vệ bản quyền, chuyển qua một giới hạn khác là lạm dụng các thủ tục bảo vệ quyền gây thiệt hại cho người khác. Đôi khi anh còn không có quyền đó mà bảo vệ, anh đang khai thác nó chứ không phải bảo vệ nó. Dẫn đến việc những đơn vị kia có thể bị ảnh hưởng, bị gỡ content, thậm chí trong một số trường hợp còn bị thất thu khoản thu mà đáng ra mình được hưởng", luật sư Phan Vũ Tuấn nói.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ có "quyền tác giả" và "quyền liên quan", trong đó quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Trong mọi trường hợp, quyền liên quan chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả. Việc BH Media xác nhận mình là chủ sở hữu bản quyền đối với bản ghi hình do chính tác giả gốc sản xuất chắc chắn là hành vi gây phương hại đến quyền tác giả". VCPMC khẳng dịnh không có sự hiểu lầm trong sự việc này. 

Chính vì nhận thức rõ hành vi nên BH Media đã ngay lập tức phải gỡ bỏ xác nhận chủ sở hữu ngay khi nhạc sĩ Giáng Son lên tiếng trên các phương tiện truyền thông.

Đại diện Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) 

Bài liên quan
Năm 2020 thu hơn 150 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc
Theo tổng kết từ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, năm 2020, trung tâm đã thu hơn 150 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc, tăng 12% so với năm 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc ca Việt Nam bị BH Media nhận vơ bản quyền trên YouTube