Nếu đề xuất gỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ này trở thành sự thật, ông Tập Cận Bình sẽ có đủ thời gian để thực hiện kế hoạch có tầm nhìn kéo dài 30 năm của mình.

Thế giới đánh giá việc Trung Quốc tính bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ với Chủ tịch

Nhàn Đàm | 27/02/2018, 06:02

Nếu đề xuất gỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ này trở thành sự thật, ông Tập Cận Bình sẽ có đủ thời gian để thực hiện kế hoạch có tầm nhìn kéo dài 30 năm của mình.

Việc Ủy ban Trung ương đảng Cộng sảnTrung Quốc mới đây đã đề xuất bỏ giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ với Chủ tịch và Phó Chủ tịch - vốn là nguyên tắc đã được thiết lập sau thời kỳ Mao Trạch Đông được Bloomberg coi làmột động thái dọn đường giúpông Tập Cận Bình có thểtiếp tục giữ cương vị sau năm 2023.

Báo chí phương Tây cho rằngđề xuất gỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với ông Tập là sự cần thiết nhằm tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng đang cần đẩy mạnh, cũng như để hạn chế sự bất bình đẳng đang gia tăng trong xã hội Trung Quốc. Một lý do quan trọng khác cũng được đưa ra là để hồi phục lại danh dự và sự tôn kính mà Trung Quốc lẽ ra phải được hưởng vốn đã bị sa sút trong nhiệm kỳ của những người tiền nhiệm của ông Tập. Tháng 7 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Anh năm 1985 về việc đảm bảo quyền tự chủ về chính trị cho Hồng Kông giờ đây đã không còn ý nghĩa - một hành động mang tính dân tộc chủ nghĩa gây sốc.

Ông Jerome Cohan, giáo sư tại Đại học Luật New York, cho biết những nỗ lực của ông Tập nhằm kéo dài nhiệm kỳ có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến quyền lực mềm của Trung Quốc, nhưng có thể khiến quyền lực cứng như quân sự và kinh tế với thế giới tăng lên. Cohen cho rằng: “Động thái của Tập Cận Bình sẽ tác động mạnh mẽ đối với trật tự thế giới. Nó sẽ cho phép ông ta có nhiều không gian hành động hơn và tăng nguy cơ có thể gây ra sai lầm trong các động thái của mình đối với các vấn đề quốc tế”.

Nếu đề xuất gỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ này trở thành sự thật, ôngTập Cận Bình sẽ có đủ thời gian để thực hiệnkế hoạch có tầm nhìn kéo dài 30 năm của mình. Tầm nhìn của ông Tập bao gồm hai nội dung chính làm dấy lên mối quan ngại về sức mạnh của Trung Quốc: hiện đại hóa quân đội, và chương trình thương mại và cơ sở hạ tầng toàn cầu được gọi với cái tên Một Vành đai - Một Con đường.

Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang thúc đẩy chi tiêu quốc phòng của hàng loạt các quốc gia trong khu vực, từ Nhật Bản cho đến Ấn Độ, trong khi phía bên kia eo biển Đài Loan cũng đang cảnh báo nguy cơ xung đột sẽ leo thang nếu Đại lụcmở rộng các hoạt động gây căng thẳng. Trong khi đó, Australia đã thiết lập các quy định về sự hạn chế can thiệp chính trị từ các yếu tố liên quan đếnTrung Quốc, còn cường quốc kinh tế khác lại hoài nghi về hiệu quả của dự án Vành đai - Con đường.

Alicia Garcia Herrero, kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Natixis, cho biết quy mô và những ảnh hưởng mang tính lịch sử của Trung Quốc đang khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại về nguy cơ nước này có thể đảo lộn các quy tắc đã được thiết lập từ lâu. Herrero cho biết: “Tham vọng của ông Tập là một con dao hai lưỡi. Nó phần nào mang lại lợi ích cho Trung Quốc khi duy trì sự ổn định về chế độ và sự lãnh đạo trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Nhưng mặt khác, nó cũng làm tăng sự nghi ngờ và thậm chí là sự sợ hãi của các nước trong khu vực và cả cộng đồng quốc tế.”

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tăng trưởng xanh là cốt lõi, nhưng quyết không 'tăng trưởng trước, dọn dẹp sau'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là một trong 2 yếu tố cốt lõi, nhưng kiên quyết không chấp nhận mô hình "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới đánh giá việc Trung Quốc tính bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ với Chủ tịch