Đến nay Việt Nam ghi nhận 358.456 ca mắc COVID-19, trong đó 154.612 ca đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 737 ca nặng và nguy kịch.

Sáng 24.8: Có 737 ca COVID-19 nặng và nguy kịch, 154.612 ca đã khỏi bệnh

theo Bộ Y tế | 24/08/2021, 07:00

Đến nay Việt Nam ghi nhận 358.456 ca mắc COVID-19, trong đó 154.612 ca đã khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 737 ca nặng và nguy kịch.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 358.456 ca COVID-19, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 169/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.646 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 354.355 ca, trong đó có 151.838 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Giang.

+ Có 02 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (180.245), Bình Dương (73.425), Đồng Nai (18.311), Long An (18.193), Tiền Giang (7.743).

Sáng 24/8: Có 737 ca COVID-19 nặng và nguy kịch; Từ 25/8 phát thuốc Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà ở TP HCM  - Ảnh 1.

Bộ Y tế cho biết hiện có 737 ca COVID-19 nặng và nguy kịch đang điều trị

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- 6.945 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23.8 nâng tổng số ca COVID-19 được điều trị khỏi: 154.612 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 711 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 26 ca.

- Ngày 23/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 389 ca tử vong tại TP.HCM (340), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa ), Vũng Tàu (1).

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 23.8 là 8.666 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Tình hình xét nghiệm và tiêm chủng vắc xin COVID-19

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 269.928 xét nghiệm cho 539.008 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 9.450.525 mẫu cho 27.763.959 lượt người.

Tổng số liều vắc xin COVID-19 đã được tiêmlà 17.364.569 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.530.221 liều, tiêm mũi 2 là 1.834.348 liều.

Từ 25.8 phát thuốc Molnupiravir cho người bệnh F0 tại nhà ở TP.HCM

Bộ Y tế cho biết, căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir tại cơ sở y tế, Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào ngày 25.8 tại TP.HCM.

Trong chương trình, các trường hợp mắc COVID-19 (kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR hoặc kit xét nghiệm nhanh tại nhà) có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, và sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản sẽ được phát 1 túi thuốc home-based care. 

Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ. 

Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỉ lệ âm tính với virus SARS-CoV-2 và tỉ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn. Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh COVID-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc. 

Việc triển khai cũng như các kết quả của chương trình sẽ được ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.

Chương trình có sự đồng hành, tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, tập đoàn trong nước, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, các tổ phản ứng nhanh, trạm y tế lưu động tại các quận, huyện của TP.HCM và các đơn vị liên quan khác.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 24.8: Có 737 ca COVID-19 nặng và nguy kịch, 154.612 ca đã khỏi bệnh