Bản tin 6h ngày 8.3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19.

Sáng 8.3, Việt Nam không có ca mắc mới, bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19

SK&ĐS | 08/03/2021, 05:55

Bản tin 6h ngày 8.3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19.

Trong khi đó, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) đến 6h sáng ngày 8.3 là: 45.219 người, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 506

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.266

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 30.446 người.

56 hành khách trên chuyến bay VN 1188 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2

Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 15h00 ngày 7.3.2021, đã phát hiện và quản lý 56 hành khách trên chuyến bay VN 1188 hạ cánh tại sân bay Cát Bi vào 11 giờ 30 phút ngày 6.3 có mặt tại thành phố Hải Phòng. Trong đó, 10 trường hợp là F1 và 46 hành khách khác có liên quan. Đến thời điểm này, 56 trường hợp trên đều có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2.

Trước đó, vào hồi 20h00 ngày 6.3.2021, Sở Y tế nhận báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế dự phòng sau khi tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình về trường hợp bệnh nhân COVID-19 điều trị khỏi về Thái Bình (BN số 2148).

Đó là J.C.C, nữ, sinh năm 1982; Quốc tịch: Đài Loan. Địa chỉ: Thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Nhập cảnh từ Đài Loan vào Việt Nam ngày 28.1.2021. Ngày phát hiện dương tính và nhập viện: 11.2.2021, được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 3.3.2021 điều trị khỏi. Ngày 6.3.2021 bệnh nhân từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng trên chuyến bay VN 1188 hạ cánh tại sân bay Cát Bi khoảng 11 giờ 30 phút sáng. Từ sân bay được người nhà bố trí đi xe riêng về Bệnh viện Phổi, Thái Bình lúc 14giờ 05 phút chiều 6.3.2021 và được cách ly ngay. Trong ngày 6.3.2021, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ, nhân viên y tế các bệnh viện tuyến đầu 

Sáng 8.3, Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19. Các cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia công tác tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19 sẽ tiêm đợt này.

Tại điểm tiêm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội), sẽ tiêm cho khoảng 100 người.

Tại Hải Dương, theo kế hoạch Trung tâm Y tế TP Hải Dương sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho 50 người và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành tiêm cho 30 người.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, dự kiến nữ bác sĩ trẻ của Khoa cấp cứu Hồi Sức tích cực chống độc người lớn là người được tiêm đầu tiên.

Theo Bộ Y tế, do lượng vắc xin đợt đầu về hạn chế nên Bộ Y tế chỉ phân bổ vắc xin cho các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân COVID -19 và 13 tỉnh, thành có dịch.

Bộ Y tế đã phân công 3 Thứ trưởng gồm: Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giám sát trực tiếp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM; Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên giám sát trực tiếp tại Hải Dương và Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát trực tiếp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW.

7ca865a6964865163c59.jpg
Chiều 7.3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM kiểm tra công tác chuẩn bị tiêm Vaccine COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Hải Dương được phân bổ 33.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 gồm: Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được cấp 300 liều, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2 là 500 liều; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương và Trung tâm Y tế TP Chí Linh đều được phân bổ 100 liều. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hải Dương cũng được phân bổ 32.000 liều

Tỉnh Hải Dương yêu cầu phải rà soát thật kỹ lưỡng, nhất quán, xác định các trường hợp ưu tiên tiêm vaccine chính xác, dân chủ, công khai, không để xảy ra tiêu cực, dư luận không tốt trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức tiêm chủng phải bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 được phẩn bổ 450 liều vắc xin. Để việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ, nhân viên Y tế diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bố trí 3 bàn tiêm tại Trung tâm Phòng chống dịch với đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật cần thiết để theo dõi sát người được tiêm.

Trước khi tiêm, các cán bộ, nhân viên y tế sẽ được khám sàng lọc kỹ lưỡng. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ không tiến hành tiêm. Sau khi tiêm, người được tiêm phải ở lại theo dõi 30 phút và theo tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24h. Đối với trường hợp cấp cứu phải theo dõi tiếp 24h tại Bệnh viện.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được phân bổ 900 liều. Trước khi tiêm các nhân viên y tế sẽ được kiểm tra, tư vấn và sàng lọc theo quy định; sau tiêm sẽ được theo dõi tại điểm tiêm theo quy định và đồng thời được hướng dẫn, tư vấn về việc tự theo dõi tại nhà sau tiêm.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng các kịch bản liên quan đến quá trình tiếp nhận, lưu trữ bảo quản vắc xin, tư vấn, theo dõi quá trình tiêm… cũng như sẵn sàng các phương án cho các trường hợp khẩn cấp; đội ngũ nhân viên tham gia công tác tiêm vắc xin được tập huấn, huẩn luyện, cập nhật các kiến thức liên quan đến việc tiêm vắc xin COVID-19 nói riêng và quy định tiêm chủng nói chung.

Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Phó trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng rộng cho biết vắc xin được sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này là vắc xin AstraZeneca, do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất bởi SK Bioscience (SKBio) Hàn Quốc.

Vắc xin được Tổ chức Y tế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15.2.2021. Đến ngày 25.2, vắc xin này đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam.

Vắc xin ở dạng dung dịch, đóng 10 liều/1 lọ, sẽ sử dụng tiêm chủng mỗi liều 0,5 ml. Vắc xin được yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, cũng giống như các vắc xin khác trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, song nhà sản xuất cũng lưu ý tuyệt đối không được để đông băng vắc xin.

Vắc xin chỉ hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
12 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 8.3, Việt Nam không có ca mắc mới, bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19