Tin tức về việc Gazprom ngừng cung cấp khí cho Bulgaria đã gây xáo trộn tại nước láng giềng Hungary.

Sau khi Bulgaria và Ba Lan bị Nga cắt khí đốt, Hungary tính đường tự cứu mình

Anh Tú | 27/04/2022, 15:50

Tin tức về việc Gazprom ngừng cung cấp khí cho Bulgaria đã gây xáo trộn tại nước láng giềng Hungary.

Sau khi Nga cắt khí đốt của Bulgaria và Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó đã lên facebook thông báo tình hình hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Hungary.

Bộ trưởng Szijjártó nhấn mạnh rằng một phần đáng kể nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Hungary, 3,5 tỉ mét khối mỗi năm, tức khoảng 10 triệu mét khối mỗi ngày, thông qua tuyến đường phía nam, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Serbia.

hung.jpg
Đường dẫn khí từ Nga sang các nước châu Âu - Ảnh: Hungary Today

Chính vì thế, tin tức về việc Gazprom ngừng cung cấp khí cho Bulgaria đã gây xáo trộn tại Hungary. Nhưng ông Szijjártó nhắc mọi người cần phải phân biệt giữa khí đốt dành cho Bulgaria và khí đốt quá cảnh. Tạm thời, Hungary chưa phải lo lắng vì đợt thanh toán tiếp theo của Hungary sẽ đến hạn vào ngày 22.5.

Bộ trưởng Szijjártó tiết lộ rằng chính phủ Hungary sẽ trả giá khí đốt bằng đồng euro chứ không phải bằng đồng rúp. Tuy nhiên, sẽ có cách để Hungary biến euro xuất ra thành rúp trả cho công ty Gazprom. Szijjártó giải thích: "Chúng tôi đã tìm ra một giải pháp cho phép chúng tôi chuyển tiền mua khí đốt bằng đồng euro vào tài khoản đồng euro của chúng tôi tại Ngân hàng Gazprom, ngân hàng này sẽ chuyển đổi thành đồng rúp và đồng rúp này sẽ được chuyển cho công ty Gazprom Export".

Vào cuối tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh hành pháp bắt buộc các khách hàng EU (nằm trong danh sách các quốc gia không thân thiện) của Gazprom phải trả cho công ty quốc doanh Nga bằng đồng rúp để mua khí đốt. Theo một nghị quyết không ràng buộc của Ủy ban châu Âu được ban hành vào giữa tháng 4, giải pháp trả tiền rúp cho Nga là vi phạm các lệnh trừng phạt.

Nhiều nước EU tuyên bố sẽ không thanh toán bằng đồng rúp và cho đến hôm nay, hai nước đầu tiên bị Nga cắt khí đốt là Ba Lan và Bulgaria. Một số nước dù không trả trực tiếp bằng rúp nhưng lại tìm bên thứ 3 đổi hộ từ euro sang rúp để lách luật như Hungary và Slovakia.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau khi Bulgaria và Ba Lan bị Nga cắt khí đốt, Hungary tính đường tự cứu mình