Microsoft cảnh báo rằng hacker Triều Tiêu đã nhắm mục tiêu vào các nhóm nghiên cứu COVID-19 trong nỗ lực lấy cắp thông tin về vắc xin và các phương pháp điều trị tiềm năng.

Sếp Microsoft nói hacker Triều Tiên vô lương tâm khi cố trộm bí mật vắc xin COVID-19

Nhân Hoàng | 14/11/2020, 18:45

Microsoft cảnh báo rằng hacker Triều Tiêu đã nhắm mục tiêu vào các nhóm nghiên cứu COVID-19 trong nỗ lực lấy cắp thông tin về vắc xin và các phương pháp điều trị tiềm năng.

Theo trang Express, đại gia công nghệ Mỹ cho biết hacker đã cố gắng truy cập vào mạng của hơn  10 tổ chức trên khắp thế giới. Riêng các nhóm hacker Triều Tiên, được Microsoft đặt tên là Zinc và Cerium, liên quan tới những nỗ lực gần đây nhằm đột nhập vào mạng lưới của 7 công ty dược phẩm và nhà nghiên cứu vắc xin COVID-19 ở Mỹ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc.

Microsoft cho biết nhóm hacker Nga có biệt danh Fancy Bear cũng liên quan đến chuyện này.

Microsoft cho biết phần lớn mục tiêu là các tổ chức đang trong quá trình thử nghiệm vắc xin COVID-19, hầu hết các nỗ lực đột nhập đều thất bại nhưng một số không xác định đã thành công.

Công ty từ chối nêu tên các tổ chức bị hacker nhắm làm mục tiêu hoặc bị tấn công thành công.

Tom Burt, Phó Chủ tịch Microsoft phụ trách an ninh khách hàng, cho biết: “Chúng tôi cho rằng những cuộc tấn công này là vô lương tâm và cần bị cả xã hội văn minh lên án. Chúng tôi đang chia sẻ thêm về các cuộc tấn công mà chúng tôi đã thấy gần đây nhất và đang thúc giục các chính phủ hành động.

Vào thời điểm thế giới thống nhất mong muốn chấm dứt đại dịch, nóng lòng chờ đợi sự phát triển của vắc xin COVID-19 an toàn và hiệu quả, điều cần thiết là các nhà lãnh đạo thế giới phải đoàn kết bảo vệ an ninh cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe của chúng ta và thực thi luật chống lại các cuộc tấn công mạng nhắm vào những người nỗ lực giúp đỡ tất cả chúng ta".

sep-microsoft-noi-hacker-trieu-tien-vo-luong-tam2.jpg
Microsoft cho biết hacker Triều Tiên đã nhắm mục tiêu vào nhóm nghiên cứu COVID-19

Nhiều lần bác bỏ cáo buộc Nga tham gia vào hoạt động gián điệp kỹ thuật số, Đại sứ quán Nga tại Washington cho biết trong một email rằng "không có gì mà chúng tôi có thể nói thêm" vào những lời phủ nhận trước đó của họ.

Nga rất muốn triển khai vắc xin Sputnik V của riêng mình mà theo tuyên bố chính thức của Điện Kremlin là có hiệu quả 92% trong việc bảo vệ mọi người khỏi COVID-19 trong các thử nghiệm tạm thời.

Đại diện của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc không phản hồi ngay lập tức về các cáo buộc, nhưng Bình Nhưỡng trước đó đã phủ nhận việc thực hiện hack ở nước ngoài.

Điều đáng nói là Triều Tiên tuyên bố nước này đến nay không ghi nhận ca mắc COVID-19, điều mà Mỹ và Hàn Quốc nghi ngờ.

Các cáo buộc về gián điệp mạng xảy ra khi Microsoft tiếp tục thúc đẩy để tạo ra một bộ quy tắc toàn cầu mới ngăn chặn các hành vi xâm nhập kỹ thuật số nhắm vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Thời gian tới, ông Brad Smith, Chủ tịch kiêm giám đốc pháp lý tập đoàn Microsoft, sẽ xuất hiện tại Diễn đàn Hòa bình Paris trực tuyến, để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "khẳng định rằng luật pháp quốc tế bảo vệ các cơ sở chăm sóc sức khỏe và hành động để thực thi luật".

Đầu năm nay, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cảnh báo các điệp viên của Tổng thống Vladimir Putin (Nga) cố gắng đánh cắp nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học Anh về đại dịch COVID-19.

Các cuộc tấn công được cho là một phần trong nỗ lực từ các điệp viên của ông Putin nhằm đảm bảo Nga trở thành nước đầu tiên phát triển vắc xin COVID-19. Các tổ chức nghiên cứu dược phẩm ở Anh, Mỹ và Canada đã được cho là mục tiêu của hoạt động tội phạm mạng.

Đầu tháng này, FBI đưa ra cảnh báo an ninh mạng trong bối cảnh lo ngại các nhóm hacker tại Nga đang cố gắng vô hiệu hóa các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Mỹ bằng các cuộc tấn công ransomware.

Các giám đốc y tế ở bang New York, Oregon và Washington đều báo cáo những nỗ lực xâm nhập hệ thống của mình trong khi họ phải vật lộn để chữa trị cho nhiều bệnh nhân COVID-19.

Bài liên quan
Pfizer công bố vắc xin COVID-19 hiệu quả hơn 90%, Trump phấn khích, Biden thận trọng
Hôm 9.11, Pfizer cho biết vắc-xin COVID-19 thử nghiệm của họ đã có hiệu quả hơn 90%. Đây là tin vui lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch đã giết chết hơn 1 triệu người, tàn phá nền kinh tế thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sếp Microsoft nói hacker Triều Tiên vô lương tâm khi cố trộm bí mật vắc xin COVID-19