Cuộc đua giữa Grab, Gojek và AirAsia ngày càng khốc liệt ở Đông Nam Á khi đề cập đến siêu ứng dụng và các dịch vụ từ đó.

Siêu ứng dụng của Grab, Gojek, AirAsia cạnh tranh khốc liệt ở Đông Nam Á

Sơn Vân | 19/09/2022, 17:28

Cuộc đua giữa Grab, Gojek và AirAsia ngày càng khốc liệt ở Đông Nam Á khi đề cập đến siêu ứng dụng và các dịch vụ từ đó.

Ở Trung Quốc, siêu ứng dụng xâm nhập vào hầu hết khía cạnh của đời sống kỹ thuật số của người dân. Trước khi chúng ta biết nhiều đến nó, khái niệm tương tự bắt đầu nhanh chóng tạo được sức hút trên khắp Đông Nam Á, Nam Mỹ và thậm chí cả phương Tây.

Ngoài Trung Quốc thì nơi đang chứng kiến ​​thành công to lớn của siêu ứng dụng là Đông Nam Á với những cái tên như Grab, Gojek, AirAsia và thậm chí một số hãng khác. Các công ty này đã thực thi thành công ý tưởng về một ứng dụng cung cấp giao diện duy nhất để truy cập đa dạng các sản phẩm và dịch vụ.

Một trong những ví dụ điển hình về siêu ứng dụng thành công trên thực tế là tại Trung Quốc. Do tập đoàn khổng lồ Tencent hậu thuẫn, WeChat đã phát triển từ một nền tảng nhắn tin đơn giản trở thành siêu ứng dụng đầu tiên và được dùng nhiều nhất trên thế giới.

Đến nay, WeChat đã thu hút được hơn 1,2 tỉ người dùng với hệ sinh thái hơn 1 triệu chương trình nhỏ trong ứng dụng của mình. Như trường hợp của mọi siêu ứng dụng, WeChat cũng bắt đầu như một ứng dụng duy nhất có tích hợp thanh toán, nhưng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đã mở ra cánh cửa để phát triển qua việc tích hợp vô số dịch vụ khác.

Việc mua bán trong đại dịch đã dẫn đến sự gia tăng của các siêu ứng dụng được nhiều người đánh giá cao vì sự dễ dàng và tiện lợi. Trên thực tế, nhiều công ty trên khắp thế giới muốn nhân rộng sự thành công vững chắc của WeChat.

Vào năm thứ hai của đại dịch, những tên tuổi lớn ở Đông Nam Á như GoJek, Grab và cả AirAsia đã tự mình nắm lấy một phần chiếc bánh siêu cấp - bằng cách cho phép người dùng làm hầu hết mọi thứ trong hệ sinh thái của mình.

sieu-ung-dung-cua-grab-gojek-airasia-canh-tranh-khoc-liet-o-dong-nam-a1.jpg
Grab và Gojek từng cạnh tranh gay gắt ở Đông Nam Á trước khi AirAsia tham gia vào thị trường

Theo một báo cáo do Google, Temasek và Bain & Company đồng công bố đầu năm nay, việc gia tăng sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số là dấu hiệu cho thấy một “thập kỷ kỹ thuật số” sắp tới ở Đông Nam Á, nơi nền kinh tế internet của nó có thể đạt được tổng giá trị hàng hóa (GMV) là 1.000 tỉ USD vào năm 2030.

Trong số các dịch vụ kỹ thuật số này, thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm là động lực chính của tăng trưởng. Cả hai dịch vụ đều là trụ cột của các siêu ứng dụng, cho thấy vai trò quá lớn của chúng trong việc mang lại thập kỷ kỹ thuật số”, báo cáo nhấn mạnh.

GMV là chỉ số nói đến số lượng hàng hóa đã được bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử nhất định giữa mô hình C2C (Customer to Customer) – khách hàng với khách hàng. Doanh nghiệp cần tính toán GMV trước khi khấu trừ đi các khoản chi phí liên quan khác.

Trang Tech Wire Asia đã xem xét ba trong số các siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á là Gojek, Grab, AirAsia và tìm ra những đề xuất độc đáo từ đó để hiểu điều gì khiến chúng khác biệt với nhau.

Grab

Grab được thành lập vào năm 2012 với tư cách là kỳ lân xuất phát từ Singapore với lĩnh vực hoạt động là dịch vụ gọi xe. Cuối cùng, công ty đã mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh mới như giao hàng thực phẩm, mua sắm hàng tạp hóa, giao hàng hậu cần, dịch vụ tài chính và vô số lĩnh vực khác, tùy thuộc vào quốc gia Đông Nam Á mà công ty đang hoạt động.

Trong số các dịch vụ quan trọng nhất của mình, Grab được biết đến với ứng dụng thanh toán di động dựa trên mã QR là GrabPay, có mặt ở 6 quốc gia Đông Nam Á mà công ty đang hoạt động, gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Khoản thanh toán, chủ yếu được thực hiện để bổ sung cho các dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn, tất cả đều hỗ trợ mua hàng tại cửa hàng và chuyển tiền.

GrabPay cuối cùng đã mở rộng các dịch vụ tài chính của mình theo hướng cung cấp tùy chọn trả sau và trả góp ở một số quốc gia để đi theo xu hướng mua trước trả sau. Là một phần trong chiến lược vươn lên thành siêu thị, Grab cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dưới tên GrabFood vào tháng 5.2018. Dịch vụ này hiện có mặt tại hơn 200 thành phố trên một số quốc gia Đông Nam Á.

Gojek

Không giống như WeChat của Trung Quốc, khởi đầu là dịch vụ nhắn tin, Grab và Gojek đều dựa vào hoạt động đặt xe làm dịch vụ cốt lõi và nhanh chóng phát triển trở thành ứng dụng “phải sở hữu” ở các khu vực. Trong vài năm qua, hai công ty đã thu về hàng tỉ USD và cố gắng thiết lập vị trí thống trị trên toàn khu vực, vượt qua các đối thủ tầm cỡ thế giới.

Được thành lập vào năm 2010 tại Indonesia với tư cách là một trung tâm dịch vụ gọi xe máy và chuyển phát nhanh, Gojek đã ra mắt ứng dụng của mình vào năm 2015. Ngày nay, công ty cũng hoạt động tại Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Dù mở rộng ra quốc tế, Indonesia (thị trường lớn nhất Đông Nam Á) vẫn là tâm điểm của Gojek.

Theo một bài đăng trên blog Gojek, đến nay siêu ứng dụng của hãng đã thu hút hơn 125 triệu lượt tải xuống, gần bằng một nửa dân số Indonesia, với tổng khối lượng đặt hàng tăng 6.600 lần trong 36 tháng. Gojek đã có hơn hai tá sản phẩm và mỗi năm, thường xuyên bổ sung thêm “đạn dược vào kho vũ khí của mình”. Gojek coi các dịch vụ thanh toán của mình là vũ khí lớn nhất. “Một khi bạn xử lý tiền cho một người dùng, bạn có thể xây dựng một lâu đài dịch vụ bên trong nó”, Gojek cho hay.

GoPay được chấp thuận bởi gần 300.000 người bán trực tuyến lẫn ngoại tuyến ở Indonesia và xử lý lên tới 6,3 tỉ USD tổng giá trị giao dịch (GTV), nếu không nói là nhiều hơn. Mới năm ngoái, Gojek đã hoàn tất việc mua lại Tokopedia để thành lập GoTo Group, tập đoàn công nghệ lớn nhất Indonesia. Sự hợp nhất giữa hai gã khổng lồ công nghệ là sự kiện lớn nhất trong lịch sử của Indonesia.

Công ty Pundits tính toán thỏa thuận này, kết hợp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Tokopedia với hoạt động gọi xe và thanh toán của Gojek, tạo thành một "WeChat của Đông Nam Á".

AirAsia

Khi thế giới đi vào bế tắc trong đại dịch, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp phong tỏa là du lịch và hàng không. Là hãng hàng không giá rẻ được yêu thích ở Đông Nam Á, AirAsia (Malaysia) coi những thất bại do đại dịch gây ra là cơ hội để tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển hướng kinh doanh của mình sang một lĩnh vực nào đó không chỉ là một hãng hàng không.

Để vượt qua những thách thức của việc điều hành một hãng hàng không trong thời kỳ đại dịch toàn cầu, AirAsia quyết định tập trung vào phát triển các mảng kinh doanh hàng không kỹ thuật số và các hãng hàng không không chở khách khác của mình. Đó là cách siêu thị AirAsia được hình thành ở một số thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Ở những quốc gia đó, AirAsia thông qua siêu ứng dụng của mình đã cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, đặt xe, đặt vé máy bay và chỗ ở, mua sắm hàng tạp hóa, dịch vụ tài chính, nền tảng thương mại điện tử cũng như hậu cần thương mại điện tử xuyên biên giới.

sieu-ung-dung-cua-grab-gojek-airasia-canh-tranh-khoc-liet-o-dong-nam-a.jpg
Giao diện siêu ứng dụng của AirAsia

AirAsia cũng rất tích cực trong việc mở rộng ra khắp khu vực và thậm chí mua lại các hoạt động của Gojek tại Thái Lan như một phần trong kế hoạch vươn xa. Điều khiến AirAsia trở nên khác biệt với Gojek và Grab là việc nắm giữ một lượng dữ liệu từ nhiều năm hoạt động như hãng hàng không giá rẻ, cho phép công ty phát triển và điều chỉnh các dịch vụ dựa trên những gì người tiêu dùng muốn, nhanh hơn nhiều so với cả Grab và Gojek.

Như đã nói, cả ba siêu ứng dụng trên đều có điểm mạnh và điểm yếu. Người dùng ngày càng thấy các siêu ứng dụng này thuận tiện hơn cho họ. Vẫn còn phải xem cái nào sẽ là tốt nhất ở Đông Nam Á nhưng với sự cạnh tranh ngày càng tăng, ba siêu ứng dụng này sẽ chỉ tiếp tục bổ sung thêm nhiều tính năng cho người dùng trong tương lai.

Bài liên quan
Vì sao Gojek sáp nhập với Tokopedia thay vì Grab mới là đám cưới cổ tích?
Liên minh Gojek và Tokopedia có khả năng thúc đẩy tạo việc làm thông qua sự đổi mới và các startup mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siêu ứng dụng của Grab, Gojek, AirAsia cạnh tranh khốc liệt ở Đông Nam Á