Thượng Hải (Trung Quốc) ghi nhận 51 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 24.4, con số kỷ lục trong đợt bùng phát mới nhất.

Số ca tử vong do COVID-19 tại Thượng Hải tiếp tục tăng mạnh

Đan Thuỳ | 25/04/2022, 09:30

Thượng Hải (Trung Quốc) ghi nhận 51 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 24.4, con số kỷ lục trong đợt bùng phát mới nhất.

Ngày 25.4, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) báo cáo có 51 ca tử vong mới do COVID-19 trong ngày 24.4, tăng hơn gấp rưỡi so với 39 ca được ghi nhận vào ngày trước đó. 

Thành phố này cũng ghi nhận 16.983 ca nhiễm COVID-19 không triệu chứng mới, giảm so với 19.657 ca vào ngày trước đó. Số ca nhiễm có triệu chứng được xác nhận là 2.472 ca.

anh-chup-man-hinh-2022-04-25-luc-08.29.36.png

Ngày 24.4, giới chức y tế thành phố Thượng Hải thông báo nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nặng để giảm tỷ lệ tử vong trong đợt bùng phát dịch bệnh lần này. Theo Ủy ban Y tế Thượng Hải, tổng cộng 9 đội ngũ y tế chuyên điều trị các ca bệnh nặng đã được điều động bổ sung cho 8 bệnh viện được chỉ định điều trị COVID-19. Các nhóm này gồm 360 chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị tích cực.

Chính quyền Thượng Hải cũng đã gia hạn các biện pháp hạn chế COVID-19 đến ngày 26.4 để kiểm soát dịch. Những hạn chế đang được áp đặt khiến nhân viên y tế, quan chức y tế, người giao hàng và tình nguyện viên cộng đồng ở những khu vực bị giới hạn gặp khó khăn khi đi lại.

Ngoài Thượng Hải, 16 khu vực cấp tỉnh khác ở Trung Quốc cũng ghi nhận các ca mắc mới trong cộng đồng, trong đó có 60 ca ở Cát Lâm, 26 ở Hắc Long Giang và 22 ở thủ đô Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Pang Xinghuo nói các quan sát sơ bộ cho thấy dịch COVID-19 đã "lây lan một cách vô hình" tại thủ đô một tuần nay, ảnh hưởng đến "các trường học, các nhóm du lịch và nhiều gia đình".

Theo một quan chức y tế hàng đầu của Trung Quốc, nước này phải kiên quyết áp dụng chính sách ‘Zero–COVID năng động’ hoặc phải đối mặt với thảm hoạ dịch bệnh vì tỷ lệ tiêm chủng thấp ở người cao tuổi và thiếu nguồn lực y tế.

Phát biểu trước một hội đồng truyền thông ở Bắc Kinh hôm thứ 22.4, Liang Wannian, trưởng nhóm chuyên gia dẫn đầu phản ứng COVID-19 của Trung Quốc, cho biết chính sách này giống như “bảo hiểm cho 1,4 tỉ người’để ứng phó trước những nguy hiểm do biến thể Omicron gây ra.

Ông cho biết chính sách này là một hướng dẫn chung và các biện pháp cụ thể có thể được sửa đổi theo thời gian. Nhưng cốt lõi của chính sách này là nhanh chóng phát hiện ra các ổ dịch và thực hiện một loạt các biện pháp nhanh chóng để cắt giảm sự lây nhiễm và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Song ông Liang Wannian cũng thừa nhận sự cần thiết phải cân bằng giữa việc ngăn chặn đại dịch với cuộc sống của người dân, bao gồm cả nhu cầu y tế của họ.

Liang nói thêm rằng cần phải có một cơ chế khẩn cấp, các kênh thích hợp để cung cấp nhu yếu phẩm, dự trữ các mặt hàng y tế để phòng chống đại dịch, bao gồm khẩu trang và máy thở, và các công cụ khác, bao gồm xét nghiệm axit nucleic, trung tâm kiểm dịch và phương tiện vận chuyển.

Omicron có thể chỉ gây bệnh nhẹ nhưng “sẽ là một thảm họa lớn” nếu Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Liang cho biết, tính đến tuần trước, khoảng 81% người cao tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ.

“Một khi chúng ta nới lỏng kiểm soát, vi rút sẽ lây lan rộng rãi và sẽ có nhiều trường hợp nặng và tử vong ở người cao tuổi. Số lượng lớn các ca bệnh nặng sẽ gây tổn hại cho hệ thống y tế, và nếu nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, các dịch vụ y tế sẽ không thể được cung cấp, và sẽ có một vòng luẩn quẩn.”, Liang cho biết.

Trước đây, Liang và các quan chức y tế khác đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ chỉ xem xét điều chỉnh các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt sau khi các điều kiện tổng thể thay đổi trong và ngoài nước, bao gồm cả việc có các công cụ tốt hơn để chống lại vi rút, sự phổ biến của một chủng vi rút ít nguy hiểm hơn và đại dịch trở nên ít nghiêm trọng hơn ở nước ngoài.

Tờ Nhân dân Nhật báo chính thức lặp lại bình luận của Liang vào ngày 23.4 và cho rằng chính sách ‘Zero–COVID năng động’ có chi phí tổng thể thấp nhất và là lựa chọn tốt nhất cho Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

“Trước mắt, các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân, nhưng về lâu dài, nó đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh và lâu dài”, Liang nói thêm.

Bài liên quan
Thượng Hải, Bắc Kinh đặt mục tiêu giúp Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu ngành giao diện não - máy tính
Trung Quốc đang tìm cách trở thành "trung tâm đổi mới toàn cầu" bằng cách phát triển các phương pháp điều trị mù lòa và liệt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số ca tử vong do COVID-19 tại Thượng Hải tiếp tục tăng mạnh