Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga và Mỹ - hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, mặc dù đã có những nỗ lực cắt giảm kho vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời đang hiện đại hóa chúng.

Sự thật việc Nga - Mỹ tuyên bố cắt giảm vũ khí hạt nhân

Cẩm Bình | 14/06/2016, 17:13

Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga và Mỹ - hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, mặc dù đã có những nỗ lực cắt giảm kho vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời đang hiện đại hóa chúng.

Theo báo cáo thường niêncủa SIPRI, con số đầu đạn hạt nhân của 9 quốc gia sở hữubao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên, đã giảm từ 15.850 (đầu năm 2015) xuống còn15.395 (đầu năm 2016), tính luôn cả 4.120 đầu đạn đang được triển khai.

Viết trong báo cáo, hai nhà nghiên cứu Shannon Kile và Hans Kristensen thuộc SIPRI cho biết, “kho vũ khí hạt nhân toàn cầu đã giảm sau khi đạt đến đỉnh điểm 70.000 đầu đạn hạt nhân vào giữa những năm 1980. Sự suy giảm này chủ yếu là do những nỗ lực cắt giảm của Nga và Mỹ”. Kể từ năm 1991, hai cường quốc hạt nhân này đã có ký kết ba hiệp định hạn chế vũ khí hạt nhân cũng như đã có những nỗ lực đơn phương trong việc hạn chế kho vũ khí của mình.

Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, "so với thập kỷ trước, tốc độ giải trừ vũ khí hạt nhân của hai nước này đã chậm lại. Từ khi hiệp định START- 3 được ký vào năm 2010 và có hiệu lựcnăm 2011, Nga và Mỹ vẫn chưa có những nỗ lực gì đáng kể trong việc giảm vũ khí hạt nhân”.

Theo ước tính của SIPRI, tính đến đầu năm 2016, Nga còn 7.290 đầu đạn hạt nhân, Mỹ còn 7.000. Số đầu đạn của hai nước nàychiếm đến 93% kho hạt nhân toàn cầu. Theo sau Nga và Mỹ lần lượt là Pháp có 300 đầu đạn, Trung Quốc có 260, Anh có 215, Pakistan có từ 110-130, Ấn Độ có từ 100-120, Israel có 80 và Triều Tiên có 10. Với trường hợp của Triều Tiên thì con số mà SIPRI đưa ra vẫn chưa phải là con số chính xác.

Trong báo cáo, SIPRIcũng khẳng định“không có bất cứ nước nào trong số 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẵn sàng từ bỏ loại vũ khí này trong tương lai gần. Riêng Mỹ và Nga thậm chí còn đang thực hiện nhiều chương trình đắt tiền với quy mô lớn nhằm hiện đại hóa kho hạt nhân của họ”.

Hai quốc gia láng giềng đối đầu nhau, Ấn Độ và Pakistan, cũng đang tăng cường khả năng hạt nhân của mình. Phía Ấn tập trung phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân và đẩy nhanh tiến độ sản xuất plutonium, còn Pakistan thìphát triển những loại vũ khí hạt nhân dùng trên chiến trường nhằm bù lại thua thiệt về lực lượng so với Ấn Độ. SIPRI cảnh báo, “kho hạt nhân của Pakistan sẽ tăng đáng kể trong thập kỷ tới”.

Cuối cùng, SIPRI kết luận“triển vọng cho một tiến bộ đích thực hướng tới việc giải trừ hạt nhânvẫn còn ảm đạm”.

Cẩm Bình (theo Bangkok Post)

Ảnh: Một kho vũ khí hạt nhân của Mỹ
Bài liên quan
Nhà báo Forbes bị quản thúc tại gia vì phát tán tin giả về quân đội Nga
Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 27.4 đưa tin nhà báo Sergey Mingazov của tạp chí Forbes bị quản thúc tại gia với cáo buộc phát tán tin giả về quân đội Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật việc Nga - Mỹ tuyên bố cắt giảm vũ khí hạt nhân