Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới vào chiều ngày 4.2.2017, nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định sẽ làm theo luật pháp nếu như công ty TNHH giải trí Đồng Dao cố tình trốn tránh việc trả tiền tác quyền các bài hát trong liveshow Khánh Ly tại TP.HCM năm 2016 vừa qua.

Tác quyền nhạc Trịnh cao nhất, NS Phó Đức Phương tiếp tục đòi tiền show Khánh Ly

05/02/2017, 07:13

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới vào chiều ngày 4.2.2017, nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định sẽ làm theo luật pháp nếu như công ty TNHH giải trí Đồng Dao cố tình trốn tránh việc trả tiền tác quyền các bài hát trong liveshow Khánh Ly tại TP.HCM năm 2016 vừa qua.

Mới đây, VCPMC (Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) vừa công bố tổng số tiền thu được từ tác quyền âm nhạc trong năm 2016 là hơn 52 tỉ đồng ở khu vực phía Nam (tăng 17% so với năm 2015) và phía Bắc là 20 tỉ (tăng 1 tỉ so với năm 2015).

Theo đó, top 5 tác giả nhận tác quyền cao nhất 2016 thuộc về các nhạc sĩ/người được ủy quyền: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với 682 triệu đồng; nhạc sĩ Thanh Sơn (Lê Văn Thiện) 600 triệu; nhạc sĩ Khánh Đơn 480 triệu; nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận 416 triệu và nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là 378 triệu.

Bên cạnh việc công bố tiền tác quyền của năm 2016, VCPMC cho biết sẽ tiến hành khởi kiện 5 trường hợp tổ chức/cá nhân, đơn vị tổ chức biểu diễn né tránh việc xin phép, trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả. Trong số này, đáng chú ý là Công ty TNHH giải trí Đồng Dao với live show Khánh Ly tại TP.HCM (nợ 285 triệu đồng tiền tác quyền).

Nhạc sĩ Phó Đức Phương – Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCMPC) cho biết, đơn vị tổ chức show Khánh Ly chưa nộp tiền tác quyền cho show diễn tại TP.HCM. Mặc dù đã gửi công văn tới công ty TNHH giải trí Đồng Dao yêu cầu thanh toán tiền tác quyền nhiều lần trước đó nhưng đơn vị này vẫn chưa đóng.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, theo Nghị định 61 Chính phủ, các đơn vị tổ chức biểu diễn phải trích khoảng 15% tới 21% doanh thu của 65%-70% tổng số tiền bán vé để trả cho tất cả tác giả. Nếu làm đúng luật, các tác giả (người sáng tác ca khúc) có thể đòi tới 10% trong tổng tiền tác quyền từ ban tổ chức.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)

Theo như chia sẻ của nhạc sĩ Phó Đức Phương trước đó chủ sở hữu những tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là người nhà của ông đã ủy thác cho VCMPC thu tiền sử dụng tác phẩm của nhạc sĩ quá cố này và đơn vị này phải có trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Công ty TNHH giải trí Đồng Dao nếu cố tình né tránh việc đóng phí tác quyền thì VCMPC sẽ căn cứ theo luật để khởi kiện.

“Chúng tôi tiến hành đúng theo pháp luật nếu như công ty này cố tình né tránh tiền tác quyền và hiện nay Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vẫn thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình đối với các đơn vị cố tình né tránh việc đóng phí tác quyền cho nhạc sĩ đã ủy nhiệm cho Trung tâm thu bản quyền ca khúc". – nhạc sĩ Phó Đức Phương cho hay.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ về việc tác quyền tại các đơn vị, đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - ông Vũ Xuân Thành, thanh tra Bộ đã cho rằng: "Hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ rất đầy đủ rồi, hai bên cứ thế theo Luật mà làm. Còn khi hai bên không thỏa thuận được thì về nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước là Bộ VHTT-DL sẽ đứng ra làm trung gian giải quyết, phân tích luật lệ để các bên tự thỏa thuận. Còn họ không thỏa thuận được thì họ có thể tiến hành bước tiếp theo, khởi kiện ra Tòa". Việc thu phí tác quyền vẫn thực hiện trên tinh thần thỏa thuận, hợp tác giữa hai bên chứ không khô cứng, ép đơn vị kinh doanh thanh toán tiền tác quyền theo đúng quy định đã đề ra mà không hề có sự "thông cảm".

Với chức năng quản lý, Bộ để hai bên thỏa thuận hành chính với nhau trên tinh thần không áp đặt. Bên cạnh đấy, ông Thành cũng cho rằng nếu việc thỏa thuận giữa hai bên không có sự thống nhất thì một bên còn lại có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án dân sự, đòi lại quyền hợp pháp của mình.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác quyền nhạc Trịnh cao nhất, NS Phó Đức Phương tiếp tục đòi tiền show Khánh Ly