Dịch vụ đặt xe giá rẻ Uber liên tục phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các hãng điều hành taxi và cơ quan vận tải tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nguyên nhân taxi Uber bị cấm do hoạt động sai luật và cáo buộc cạnh tranh không công bằng với các hãng truyền thống.

Taxi Uber bị cấm liên tục ở nhiều quốc gia

Một Thế Giới | 04/04/2015, 11:56

Dịch vụ đặt xe giá rẻ Uber liên tục phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các hãng điều hành taxi và cơ quan vận tải tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nguyên nhân taxi Uber bị cấm do hoạt động sai luật và cáo buộc cạnh tranh không công bằng với các hãng truyền thống.

Những người phản đối cho rằng dịch vụ này sử dụng các tài xế chưa có giấy phép hành nghề, không đáp ứng các tiêu chuẩn về vận chuyển hành khách và vi phạm các điều luật về giao thông vận tải. Bên cạnh đó, những sai lầm trong hệ thống quản lý và lo ngại về tính cá nhân, cũng khiến Uber bị chỉ trích gay gắt.
Taxi Uber bi cam lien tuc o nhieu quoc gia-hinh-anh-1
 Uber liên tục bị phản đổi gay gắt tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới
Ngày 2.4, một tòa án ở thành phố Frankfurt (Đức) vừa ra phán quyết cấm dịch vụ taxi UberPOP hoạt động trên toàn nước Đức. Thẩm phán tòa án cho rằng UberPOP vi phạm luật pháp của Đức quy định bởi tại đây chỉ có những lái xe chuyên nghiệp được cấp phép mới được phép hoạt động kinh doanh vận tải.
Trong khi đó, ứng dụng UberPOP lại không đưa ra quy định bắt buộc về lái xe chuyên nghiệp. Khách hàng chỉ cần kết nối với chủ xe thông qua điện thoại thông minh hoặc một website là có thể đi lại với một mức giá rẻ hơn. Với phán quyết này, dịch vụ taxi Uber tại Đức có khả năng sẽ bị phạt tới 265.000 USD cho... mỗi lần vi phạm.
Đầu tháng 3, gần 1.000 lái xe taxi tại Bỉ và một số đến từ Pháp đã biểu tình tại thủ đô Brussels để phản đối dịch vụ taxi Uber. Theo đó, các lái xe này phản đối kế hoạch của Bộ trưởng Giao thông nước vì ông cho phép taxi Uber hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nghiêm ngặt.
Taxi Uber bi cam lien tuc o nhieu quoc gia-hinh-anh-2
Đoàn xe biểu tình tại Bỉ phản đối taxi Uber 
Ngày 17.3, Cảnh sát Pháp đã tiến hành khám xét văn phòng của công ty taxi Uber tại thủ đô Paris. Theo Le Monde, cuộc điều tra này tập trung vào ứng dụng UberPop - dịch vụ kết nối trực tiếp khách hàng với lái xe không chuyên nghiệp qua điện thoại thông minh.
Cũng trong tháng 3, tại Hàn Quốc, 30 người liên quan đến hoạt động của Uber ở Hàn Quốc bị buộc tội tình nghi điều hành dịch vụ taxi bất hợp pháp. Trong số đó bao gồm giám đốc thương hiệu, giám đốc của 6 công ty vận tải hành khách khác nhau, và một số tài xế. Tờ Yonhap News cho biết những người này bị buộc tội kết nối các hành khách với tài xế lân cận thông qua ứng dụng Uber Taxi mà không hề xin giấy phép.
Taxi Uber bi cam lien tuc o nhieu quoc gia-hinh-anh-3
 Kalanick - CEO của Uber - nằm trong số 30 người bị buộc tội điều hành dịch vụ taxi bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Bên cạnh đó, vào cuối năm 2014, Bộ Nội vụ Pháp thông báo dịch vụ taxi Uber bị cấm hoạt động tại quốc gia này hoạt động kể từ ngày 1.1.2015 nhằm tránh việc cạnh tranh không công bằng với các hãng taxi truyền thống. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Pháp cho rằng dịch vụ UberPop không chỉ trái luật mà còn là mối đe dọa đối với người sử dụng vì các lái xe Uber này không được cấp phép hành nghề.
Tại Ấn Độ, hồi đầu tháng 12.2014, Chính quyền thành phố New Dehli đã ra lệnh cấm dịch vụ taxi Uber do vụ một tài xế Uber bị cáo buộc cưỡng hiếp nữ hành khách.
Trước đó, các hãng taxi truyền thống ở Ấn Độ cũng cho rằng các lái xe Uber đã không tuân thủ luật lệ do vi phạm các quy định về hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng.
Taxi Uber bi cam lien tuc o nhieu quoc gia-hinh-anh-4
Người dân Ấn Độ phản đối dịch vụ taxi Uber sau vụ hiếp dâm 
 Sau khi thủ đô New Delhi (Ấn Độ) cấm dịch vụ taxi Uber này thì sau đó ít ngày, Thái Lan cũng đã ra lệnh hãng Uber ngưng hoạt động tại nước này vì dịch vụ của Uber không có đăng ký, không được bảo hiểm để lái xa thương mại và không phù hợp luật lệ. Thêm vào đó, hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng của Uber cũng bị xem là không phù hợp với các quy định hiện hành tại Thái Lan.
Cũng đầu tháng 12, một tòa án tại Madrid, Tây Ban Nha đã phán quyết buộc Uber dừng dịch vụ taxi tại nước này cho đến khi một vụ kiện về quyền của hãng này được mở ra. Theo quyết định của tòa án, việc các lái xe của Uber có thể sử dụng xe riêng của mình và nhận khách qua ứng dụng UberPop trên điện thoại di động mà không cần đến giấy phép hành nghề là sai quy định. Bên cạnh đó, việc hoạt động này đồng thời sẽ đẩy các hãng taxi truyền thống vào môi trường cạnh tranh không công bằng.
Taxi Uber bi cam lien tuc o nhieu quoc gia-hinh-anh-5
 Các lái xe taxi ở Madrid biểu tình phản đối Uber 
Ngoài ra, dịch vụ đặt xe giá rẻ này cũng đã vấp phải các rào cản pháp lý tại nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Singapore..và các nước châu Âu như Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy...
Thậm chí, tại Mỹ ứng dụng này cũng không được các nhà chức trách hoan nghênh bởi một tài xế của hãng này gây ra tai nạn và làm một em bé 6 tuổi thiệt mạng. Ngoài ra, các tài xế Uber còn bị cáo buộc quấy rối tình dục khách hàng. Trong khi đó, chính một số tài xế của dịch vụ này đã biểu tình phản đối chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc.
Taxi Uber bi cam lien tuc o nhieu quoc gia-hinh-anh-6
Biểu tình phản đối Uber ở New Orleans (Mỹ) 
Tại Việt Nam, Uber xuất hiện ở TP.HCM từ đầu tháng 7.2014 và cũng gây ra nhiều tranh cãi ngay từ ngày đầu. Mới đây, Thủ tướng đã đồng ý với báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động dịch vụ taxi này. Theo đó, nếu hoạt động tại Việt Nam, Uber phải ký hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Phan Diệu tổng hợp



Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Taxi Uber bị cấm liên tục ở nhiều quốc gia