Hôm nay, hội đồng xứ Catalan dự kiến sẽ bỏ phiếu xem có tách khỏi Tây Ban Nha hay không. Ngay từ giờ, họ đã bắt đầu thấm những đòn đầu tiên sau khi tổ chức cuộc trưng cầu đòi độc lập khỏi Tây Ban Nha. Có lẽ họ sẽ phải dừng lại.

Thấm đòn, xứ Catalan ớn lạnh về việc đòi độc lập

Anh Tú | 10/10/2017, 06:53

Hôm nay, hội đồng xứ Catalan dự kiến sẽ bỏ phiếu xem có tách khỏi Tây Ban Nha hay không. Ngay từ giờ, họ đã bắt đầu thấm những đòn đầu tiên sau khi tổ chức cuộc trưng cầu đòi độc lập khỏi Tây Ban Nha. Có lẽ họ sẽ phải dừng lại.

Sau những hân hoan về việc tổ chức được cuộc trưng cầu dân ý về tuyên bố độc lập, lãnh đạo xứ Catalan bắt đầu thấy ngấm đòn. Những cú đòn này không phải là dùi cui cao su từ cảnh sát mà những cú đòn vô hình đánh vào mạng mỡ: đau mà không đỡ nổi.

Một trong những khẩu hiệu mà xứ Catalan nêu khi thuyết phục người dân bỏ phiếu ly khai với Tây Ban Nha là lợi ích kinh tế. Lãnh đạo cổ súy ly khai ở Barcelona cho rằng xứ Catalan chịu quá nhiều thiệt thòi khi ở chung mái nhà với Tây Ban Nha vì họ phải đóng góp nhiều thuế hơn trong khi được phân bổ ngân sách quá ít. Một cách đơn giản hơn là Catalan không muốn mình nai lưng góp tiền thuế nuôi các khu vực nghèo hơn ở Tây Ban Nha.

Nhưng giờ lợi ích kinh tế chưa thấy đâu mà họ đã phải trả giá. Các công ty bắt đầu lục đục rời xứ Catalan để đặt trụ sở tại Madrid vì không muốn phiêu lưu với giấc mơ độc lập của xứ Catalan. Tập đoàn bất động sản Inmobiliaria Colonial (COL.MC) và công ty xây dựng hạ tầng Abertis (ABE.MC) đã quyết định chuyển trụ sở chính của họ tới Madrid còn công ty viễn thông Cellnex (CLNX.MC) cho biết sẽ hành động tương tự khi thấy tình hình ở Catalan không khá hơn.

Nhà xuất bản Grupo Planeta cho biết sẽ chuyển văn phòng từ Barcelona đến Madrid nếu hội đồng xứ Catalan đơn phương tuyên bố độc lập vào chiều nay. Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha cho biết các công ty đã bỏ đi hoàn toàn do lỗi của chính quyền xứ Catalan. Madrid cũng tuyên bố sẽ làm tất cả để ngăn cản hành động vi hiến.

Các điều kiện chính trị cũng không ủng hộ cho phong trào độc lập của xứ Catalan. Từ bên ngoài, các đầu tàu của châu Âu như Đức và Pháp đã lên tiếng ủng hộ Madrid và Pháp khẳng định luôn sẽ không công nhận Catalan nếu xứ này cứng đầu ly khai. Đơn giản là cả Pháp và Đức đều không muốn tạo tiền lệ ly khai vì Pháp cũng sợ đảo Corse đòi tách còn Đức lo xứ Bavaria thành lập vương quốc riêng.

Bên trong thì lãnh đạo xứ Catalan vấp phải sự phản đối của chính người dân xứ Catalan. Hôm chủ nhật, một cuộc tuần hành rầm rộ của người xứ Catalan với cờ Tây Ban Nha trong tay, họ muốn khẳng định chống lại chủ trương ly khai. Cần nhớ là không phải tất cả người xứ Catalan đều hào hứng chuyện ly khai. Cuộc bỏ phiếu hôm 1.10 chỉ thu hút 45% cử tri tham gia và phần đông còn lại muốn tiếp tục cuộc sống yên ổn.

Một lá cờ in hình trái tim với 3 phần là nền cờ của xứ Catalan, Tây Ban Nha và EU đã nói lên tất cả: Người Catalan muốn sống dưới mái nhà Tây Ban Nha trong lòng EU. Sự hợp tác và thống nhất mang lại phồn vinh cho châu Âu còn nếu ly khai thì sẽ đi ngược xu thế đó.

Nếu Catalan cảm thấy thiệt thòi khi sống chung dưới mái nhà Tây Ban Nha thì họ cũng không nên đòi gia nhập EU - nơi những nước lớn như Tây Ban Nha đangphải chia sẻ gánh nặng cho các quốc gia nghèo mới gia nhập. Còn nếu không được vào EU, xứ Catalan sẽ đơn độc và suy tàn.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thấm đòn, xứ Catalan ớn lạnh về việc đòi độc lập