Chính quyền Biden tìm cách chặn giá thầu trị giá 68,7 tỉ USD của Microsoft để mua lại Activision Blizzard (nhà sản xuất game Call of Duty).

Tham vọng về game của Microsoft gặp khó khi Mỹ cố chặn thỏa thuận mua Activision giá 68,7 tỉ USD

Sơn Vân | 09/12/2022, 09:00

Chính quyền Biden tìm cách chặn giá thầu trị giá 68,7 tỉ USD của Microsoft để mua lại Activision Blizzard (nhà sản xuất game Call of Duty).

Điều này tạo ra một chướng ngại vật cho kế hoạch của gã khổng lồ công nghệ nhằm nhanh chóng mở rộng danh mục game phổ biến của mình và bắt kịp trước các đối thủ lớn hơn.

Microsoft, công ty sở hữu console và nền tảng mạng game Xbox, cho biết vào tháng 1.2022 rằng sẽ mua Activision Blizzard với giá 68,7 tỉ USD trong một thương vụ lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp game.

Thỏa thuận được công bố vào thời điểm khó khăn với Activision Blizzard. Cổ phiếu Activision Blizzard đã giảm sâu kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, trước những cáo buộc quấy rối tình dục nhân viên và hành vi sai trái của một số quản lý hàng đầu.

Activision Blizzard vẫn đang giải quyết những cáo buộc đó và cho biết đã sa thải hoặc đuổi việc hơn 36 nhân viên và kỷ luật 40 người khác.

Giám đốc điều hành Activision Blizzard - Bobby Kotick tiết lộ Microsoft đã liên hệ với ông để mua lại công ty. Sau thỏa thuận này, Bobby Kotick vẫn tiếp tục làm Giám đốc điều hành Activision Blizzard.

Trong cuộc gọi hội nghị với các nhà phân tích, Giám đốc điều hành Microsoft - Satya Nadella không trực tiếp đề cập đến vụ bê bối mà nói về tầm quan trọng của văn hóa trong Activision Blizzard.

Ông nói: “Điều quan trọng là Activision Blizzard phải thúc đẩy các cam kết văn hóa đổi mới của mình”, đồng thời cho biết thêm “sự thành công của thương vụ mua lại này sẽ phụ thuộc vào nó”.

Nếu không có Activision Blizzard cùng nhiều game khác nhau trên thiết bị di động, console và PC, Microsoft có thể gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng đến với dịch vụ đăng ký vừa chớm nở của mình để truy cập game. Thu hút người đăng ký đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các hãng công nghệ lớn khi các nguồn tăng trưởng truyền thống như bán quảng cáo trở nên kém tin cậy hơn.

Microsoft cho biết muốn thương vụ mua lại Activision Blizzard giúp họ cạnh tranh với các công ty hàng đầu về game như Tencent và Sony (chủ sở hữu PlayStation), vốn đã chỉ trích thỏa thuận này.

Trong đơn khiếu nại của mình, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), cơ quan thực thi luật chống độc quyền, nói rằng Microsoft có thành tích tích trữ nội dung game có giá trị.

Holly Vedova, Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC, cho biết: "Microsoft đã cho thấy rằng họ có thể và sẽ giữ lại nội dung từ các đối thủ game của mình. Hôm nay, chúng tôi tìm cách ngăn Microsoft giành quyền kiểm soát một studio game độc lập hàng đầu và sử dụng nó để gây hại cho sự cạnh tranh trong nhiều thị trường game năng động và đang phát triển nhanh chóng".

FTC đã ấn định phiên điều trần trước một thẩm phán luật hành chính vào tháng 8.2023.

Brad Smith, Chủ tịch Microsoft, cho biết công ty sẽ chống lại FTC. "Mặc dù chúng tôi tin tưởng vào việc tạo cơ hội cho hòa bình, nhưng chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào trường hợp của mình và hoan nghênh cơ hội trình bày nó trước tòa", ông nói.

Chính quyền Biden đã thực hiện một cách tiếp cận tích cực hơn để thực thi chống độc quyền. Bộ Tư pháp Mỹ gần đây đã dừng thương vụ sáp nhập trị giá 2,2 tỉ USD của Penguin Random House (nhà xuất bản sách lớn nhất thế giới) với đối thủ nhỏ hơn của Mỹ là Simon & Schuster.

Andre Barlow của công ty luật Doyle, Barlow and Mazard PLLC nhận xét: “Đây là bằng chứng rõ ràng hơn về cuộc chiến của chính quyền và các cơ quan chống độc quyền chống lại hãng công nghệ lớn”.

Cả chính quyền Trump và Biden đều ưu tiên công nghệ lớn trong việc thực thi chống độc quyền.

tham-vong-ve-game-cua-microsoft-gap-vi-my-co-chan-thoa-thua-mua-.jpg
Một người đi ngang qua cửa hàng Microsoft ở quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ - Ảnh: Reuters
tham-vong-ve-game-cua-microsoft-gap-vi-my-co-chan-thoa-thua-mua-2.jpg
Bìa game Call of Duty được chụp trong một cửa hàng ở quận Manhattan, thành phố New York - Ảnh: Reuters

Cổ phiếu Activision Blizzard chốt phiên 8.12 giảm 1,5% và đang ở mức 74,76 USD. Trong khi cổ phiếu Microsoft trượt khỏi mức cao trước đó nhưng chốt phiên 8.12 vẫn tăng 1% và đang ở mức 247,4 USD.

Từ lâu đã mơ ước trở thành tập đoàn giải trí giống như Disney, Activision Blizzard cũng nhận ra rằng họ cần nhiều bí quyết công nghệ hơn và có thể buộc phải cắt giảm danh sách game của mình để chuyển nguồn lực sang các lĩnh vực mới nổi như AI.

Lo ngại về cạnh tranh

FTC cho biết mối lo ngại của họ là các game phổ biến của Activision Blizzard, bao gồm cả World of Warcraft và Diablo, sẽ không tiếp tục được cung cấp trên nhiều loại máy chơi game, PC và thiết bị di động.

Dù Microsoft đã đề xuất nhượng bộ để giải quyết các lo ngại về cạnh tranh, nhưng tốc độ thay đổi nhanh chóng trong ngành công nghệ và game có thể khiến những điều kiện đó trở nên vô dụng theo thời gian.

Để thuyết phục các nhà quản lý, ngay sau khi thỏa thuận được công bố, Microsoft đã tiết lộ một bộ nguyên tắc mới cho cửa hàng ứng dụng của mình, bao gồm quyền truy cập mở cho các nhà phát triển đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo mật.

Trong một động thái khác để đáp lại những lời chỉ trích, Microsoft tháng này đã ký kết cam kết 10 năm cung cấp Call of Duty, series game bắn súng góc nhìn thứ nhất nổi tiếng, cho các nền tảng Nintendo. Microsoft đã đưa ra lời đề nghị tương tự cho Sony.

William Kovacic, cựu Chủ tịch FTC, hiện dạy luật, cho biết các thách thức chống độc quyền đã vấp ngã khi các công ty đưa ra "cách khắc phục" với các tác hại chống độc quyền được thực hiện bởi một thỏa thuận.

Tôi nghĩ chúng ta có thể dự đoán với độ chắc chắn cao rằng thẩm phán sẽ lắng nghe những lập luận đó từ Microsoft và có thể thông cảm với nó”, William Kovacic nói.

Chủ tịch FTC - Lina Khan và hai thành viên đảng Dân chủ trong ủy ban đã bỏ phiếu thông qua đơn khiếu nại, trong khi Ủy viên Christine Wilson, thành viên đảng Cộng hòa, bỏ phiếu không.

Bobby Kotick hôm 8.12 nói với các nhân viên rằng ông tin tưởng rằng thỏa thuận sẽ được tiến hành.

"Cáo buộc rằng thỏa thuận này phản cạnh tranh là không phù hợp với thực tế và chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng thử thách đó", Giám đốc điều hành Activision Blizzard nói với nhân viên. Ông tin rằng lập luận của hai công ty sẽ thắng "bất chấp môi trường pháp lý tập trung vào hệ tư tưởng và quan niệm sai lầm về ngành công nghệ".

Thỏa thuận này cũng phải đối mặt với những trở ngại pháp lý ở châu Âu.

Vào cuối tháng 11, Microsoft dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục cho các cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) trong những tuần tới để ngăn chặn những phản đối chính thức với thỏa thuận này, theo những người quen thuộc với vấn đề. Hạn chót để Ủy ban châu Âu đưa ra danh sách chính thức về các mối quan ngại cạnh tranh, được gọi là tuyên bố phản đối, vào tháng 1.2023.

Bài liên quan
Bộ sưu tập nghệ thuật của đồng sáng lập Microsoft đạt kỷ lục đấu giá hơn 1,5 tỉ USD
Các tác phẩm nghệ thuật từ bộ sưu tập tư nhân của Paul G. Allen, cố đồng sáng lập Microsoft, vừa thu về hơn 1,5 tỉ USD để trở thành vụ mua bán của một chủ sở hữu lớn nhất lịch sử đấu giá.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham vọng về game của Microsoft gặp khó khi Mỹ cố chặn thỏa thuận mua Activision giá 68,7 tỉ USD