Xưa nay, nghề dạy học là nghề luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh. Một nghề cao quý, có chỗ đứng, tiếng nói trong xã hội. Nhưng đó là chuyện của những năm về trước, còn giờ thì… “đạo đức” của nghề thầy phần nào bị biến tướng.

Thầy trò đánh nhau, ngẫm mà đau!

Một Thế Giới | 06/03/2014, 16:00

Xưa nay, nghề dạy học là nghề luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh. Một nghề cao quý, có chỗ đứng, tiếng nói trong xã hội. Nhưng đó là chuyện của những năm về trước, còn giờ thì… “đạo đức” của nghề thầy phần nào bị biến tướng.

“Trẻ” (người học) đến trường không chỉ đơn thuần là được dạy chữ mà còn bị “tra tấn” bởi những ngôn từ cay cú, những hành động mang tính “hình sự”. Đi đôi với đó là những lời nói xúc xiểm, phát ngôn ngông cuồng, hành động ngỗ ngược của trò.

Clip “thầy trò choảng nhau” (theo cách ví von của mọi người) ở Bình Định đang trở thành đề tài nóng của dư luận “ném đá”, “chém gió” trong thời gian qua. Rồi lướt qua các trang mạng với đa dạng những lời dèm pha thậm tệ về “đạo đức” người thầy, “văn hoá” người học, sự “tụt dốc” của một hệ thống ngẫm mà buồn cho một nền giáo dục bất ổn...

Và những chia sẻ dưới đây không hàm ý chê bai, đánh giá hay bênh vực bất cứ ai, chỉ mong là dòng tâm sự cá nhân, góp thêm một tiếng nói, một ý kiến, một cách nhìn về vai trò người thầy trong mắt “em thơ”.

Cũng là người trong nghề, nhiều năm gắn bó trên bục giảng với bao những trớ trêu cuộc đời.  Nhiều “u nhọt” đáng ra không tồn tại trong ngành giáo dục nhưng lại khá phổ biến.

Chuyện chạy đua thành tích, dạy thêm học thêm châm chước điểm, thiên vị, ưu ái con nhà giàu, coi “rẻ” con nhà nghèo, bạo lực học đường, hút thuốc nơi giảng đường, … nay không còn là chuyện lạ lẫm. Chính những chuyện tưởng chừng nhan nhản này đã vô tình gieo vào lòng “trẻ” sự thất vọng, mất niềm tin, thấm chí “sống không có lý tưởng, ước mơ”.

Thực sự khi xem xong clip “thầy trò choảng nhau”, tôi dường như không thể nào tưởng tượng được một “trận đánh bất phân thắng bại” theo kiểu “tay đôi”, luật rừng lại hiển nhiên có mặt trên bục giảng. Nhiều bạn bè tôi truyền tai nhau câu nói nửa hư nửa thực rằng: “Khiếp quá! Giống xã hội đen quá!”.

Là người từng tiếp xúc với nhiều học sinh cá biệt (vì tôi dạy một trường tư nổi danh nhất nhì tỉnh lẻ là siêu quậy), tôi thiết nghĩ, vào thời điểm ấy, người thầy giáo cần biết “nhẫn” và kiềm chế “bản năng” của người thầy thì mọi điều có thể giải quyết êm ấm, hoà bình. Đằng này, người thầy lại để ý đến những hành động nhỏ mọn, “trẻ con” của một đứa “trẻ” miệng còn “sặc” mùi sữa.

Các em còn quá nhỏ để nhận thức đúng đắn, chín chắn mọi vấn đề. Bởi vậy, các em phải đến trường là để thầy dạy, để được học, để được giáo dục; thì không lý do gì người thầy lại có những hành xử, suy nghĩ nông cạn như vậy. Để rồi, lại có những hành động dại dột, ân hận cả đời.

“Bớt lời, nới tay” là phương pháp mà thời tôi còn đi học vẫn thường áp dụng mỗi khi “trị” những học sinh ngỗ ngược, bất trị, ngang bướng. Đôi khi chính lời mắng mỏ quá nhiều trước lớp, đám đông đã đụng chạm đến lòng tự trọng, sĩ diện của các em.

Xét cho cùng hành động “bồng bột” của người thầy giáo trẻ 24 tuổi này cũng có nhiều nguyên do. Không những là thiếu kinh nghiệm, non nớt tuổi đời; mà còn là “bản tính” của người thanh niên mới lớn cũng phần nào cảm thông.

Khi “vấp ngã”, đáng lý ra, người thầy này còn phải có cơ hội được “trải nghiệm”, được làm lại, được ngẫm về mình, về nghiệp đi dạy; thì ngành giáo dục lại có một quyết định quá vội vàng khi “sa thải” (nói hơi quá) ra khỏi ngành. Đó như là một đòn đánh tâm lý nặng nề, một cú sốc tinh thần mà có lẽ không những bản thân người thầy này mà còn là người thân, gia đình, cha mẹ nơi quê nhà kỳ vọng mấy chục năm tần tảo gieo niềm tin nơi con. Rồi mai đây, số phận “người thầy” năm ấy bị “tước quyền” sẽ đi về đâu.

Xin khẳng định rằng đây không phải là câu chuyện hy hữu xảy ra trên bục giảng. Clip “thầy trò choảng nhau” trên bục giảng đã phần nào phản ánh một bức tranh “bất ổn” của nền giáo dục. Thầy mà đánh trò là phản giáo dục. Trái lại trò mà đánh thầy là vô giáo dục. Đó là nỗi đau, bước trượt dài… Ngẫm mà đau!

Dương Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thầy trò đánh nhau, ngẫm mà đau!