Lợi ích cho sức khỏe của hoạt động thể dục thể thao là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách, nếu quá lạm dụng, hoặc khởi động không đầy đủ, thì người tập luyện có nguy cơ bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương cơ xương khớp.

Thể thao và chấn thương cơ xương khớp

Một Thế Giới | 26/11/2015, 16:45

Lợi ích cho sức khỏe của hoạt động thể dục thể thao là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách, nếu quá lạm dụng, hoặc khởi động không đầy đủ, thì người tập luyện có nguy cơ bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương cơ xương khớp.

Dù ở lứa tuổi nào, nếu chơi đều đặn một môn thể thao phù hợp với thể trạng thì sẽ nhận được lợi ích nhiều mặt cho cơ thể của mình. Đó là lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số người, đặc biệt là những người lạm dụng thể thao hoặc những người không tập luyện đúng cách, hoặc không khởi động, làm nóng người đầy đủ, thì thay vì nhận được lợi ích, họ lại phải trả giá khi bị chấn thương thể thao.

Thật vậy, tập luyện và chơi thể thao không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, mà người tập thể thao đều có nguy cơ gặp chấn thương hệ vận động ở các mức độ khác nhau. Bóng đá, võ vật, điền kinh... là những môn thể thao mà người tập có tỷ lệ chấn thương cấp tính cao.
The thao va chan thuong co xuong khop
Người chơi và tập luyện bóng đá dễ bị chấn thương cơ xương khớp - Ảnh: Nguyên Trương
Bộ phận hay bị chấn thương nhất là cổ chân, sau đó là khớp gối và khớp vai. Chấn thương thường gặp nhất trong hoạt động thể thao là gãy xương, trật khớp mắt cá chân, bong gân. Loại chấn thương này xảy ra đột ngột do va chạm, xung đột nên khó phòng tránh. Một số dạng chấn thương hay gặp khác là giãn dây chằng, mô cơ, đặc biệt là giãn dây chằng vùng cổ chân...

May mắn thay, hầu hết các chấn thương thể thao đều có thể điều trị hiệu quả, và hầu hết những người bị chấn thương đều có thể trở lại tập luyện sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu người tập luyện thể thao có biện pháp đề phòng và ngăn chặn chấn thương thể thao thì vẫn tốt hơn.

Nếu chỉ bị sưng đau mà không đến mức nghiêm trọng, thì chỉ cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động vùng bị tổn thương đau nhức. Có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu các chấn thương do thể thao, hay một bác sĩ đa khoa để được trị liệu phù hợp. Trong đó, chỉnh nắn cơ xương khớp là một trong những phương cách trị liệu thích hợp cho các trường hợp chấn thương thể thao.

Như vậy, một khi bị chấn thương, cần được trị liệu phù hợp, giúp tránh được những di chứng không đáng có cho cơ thể.

LỚP CHỈNH NẮN CƠ XƯƠNG KHỚP VÀ MẠCH LÝ

Hội Đông Y TP.HCM mở lớp chỉnh nắn cơ xương khớp và lớp Mạch lý (lý thuyết và kỹ thuật bắt mạch theo Y học cổ truyền) với sự giảng dạy của các chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực này ở TP.HCM cho những người yêu thích Y học cổ truyền

Mục đích của lớp học là hướng dẫn cả về lý thuyết và thực hành, cầm tay chỉ việc để học viên có thể thấu hiểu cũng như áp dụng được phương pháp chỉnh nắn cơ xương khớp và nghệ thuật bắt mạch trong chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.

Các lớp này sẽ khai giảng vào tháng 12.2015

1. Lớp chỉnh nắn cơ xương khớp (khóa 2) vào ngày 04.12.2015

2. Lớp Mạch lý ngày 24.12.2015

Mọi chi tiết xin liên lạc tại văn phòng Hội Đông Y TP.HCM: 333 Nguyễn Trọng Tuyển, P.1, Q.Tân Bình, điện thoại: 08.38444934, 0905296662 (Phạm Anh Quốc), 0908363259 (Phạm Thanh Thủy).

Thành phần giảng viên gồm các chuyên gia nổi tiếng như: BS Lê Hùng, TS Trương Thị Ngọc Lan, BS Y Châu, lương y Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thanh Tâm. Đặc biệt còn có võ sư - lương y Lưu Kiếm Xương - chuyên gia nổi tiếng về trật đả. 

Hùng Thúy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thể thao và chấn thương cơ xương khớp