Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có 51 bệnh nhi đến từ huyện Khoái Châu phải vào khám và điều trị bệnh sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu.

Thêm hàng loạt trẻ em tiếp tục nhập viện vì cắt bao quy đầu bị sùi mào gà ở Hưng Yên

Hải Yến | 20/07/2017, 13:51

Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã có 51 bệnh nhi đến từ huyện Khoái Châu phải vào khám và điều trị bệnh sùi mào gà sau khi cắt bao quy đầu.

PGS.TS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ươngcho biết, số lượng các bệnh nhi đến rải rác vào các ngày. Các bệnh nhi bị nốt nhỏ chỉ cần bôi thuốc tại chỗ, hoặc gây tê để đốt lazer rồi cho về, trường hợp nặng phải gây mê toàn thân.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng đã mời các chuyên gia gây mê ở bệnh viện Nhi Thụy Điển đến hỗ trợ. Điều khó khăn là do bệnh gây đau đớn, trẻ ít tuổi, không hợp tác nên các bác sĩ đã rất vất vả trong quá trình điều trị, chăm sóc.

Số liệu thống kê của bệnh viện cho thấy, ngày 19.7, có thêm 14 bệnh nhân được xác định sùi mào gà, trong đó có 12 bệnh nhân ở Khoái Châu, Hưng Yên, 11/12 là trẻ em. Như vậy, tính từ ngày 1.5 đến đến 19.7, đã có 51 bệnh nhi đến từ huyện Khoái Châu bị sùi mào gà phải vào khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Hầu hết, theo phản ánh của các gia đình, các bệnh nhi trước khi nhập viện đều từng điều trị chít hẹp bao quy đầu tại phòng khám tư của y sĩ Hoàng Thị Hiền, ở thôn 5, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Lê Anh Dũng - Trưởng khoa Tiết niệu - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bố mẹ chỉ nên cắt bao quy đầu cho con khi biết chính xác con mình bị hẹp. Khi điều trị bảo tồn mà không có kết quả (da bao quy đầu hẹp và dài, kể cả nong vẫn hẹp, dương vật bị viêm tái phát nhiều lần, da bao quy đầu bị xơ hóa) thì mới nên cắt, còn nếu điều trị bảo tồn mà da bao quy đầu vẫn giãn, lộn ra được thì không nên cắt.

Da quy đầu là một cấu trúc bao bọc bên ngoài quy đầu. Mặt trong lớp da này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ sẽ tạo ra một lớp bựa sinh dục màu trắng nằm giữa quy đầu và da quy đầu. Đa phần trẻ sơ sinh có tình trạng dính da quy đầu sinh lý, do đó lúc này chưa thể tuột được bao quy đầu cho trẻ. Sau 3-4 năm hoặc trong thời gian đến tuổi trưởng thành, phần da quy đầu này sẽ tự nhiên tách khỏi quy đầu. Thống kê cho thấy có 90% bé trai tuột được da quy đầu lúc 3 tuổi, có đến 99% nam giới trên 16 tuổi không hẹp bao quy đầu.

Theo BS Dũng: “Không nên cắt bao quy đầu khi dương vật của trẻ phát triển bình thường, vì sau khi cắt bao quy đầu, việc chăm sóc vất vả hơn, nếu chăm sóc không đúng cách dễ bị viêm nhiễm tại chỗ, có thể biến chứng. Ngoài ra, việc cắt bao quy đầu có thể xảy ra rủi ro như cắt cả niệu đạo, cắt vào dương vật. Việc này dù hiếm nhưng đã từng xảy ra, thậm chí xảy ra tại một số nước phát triển. Để điều trị những trẻ em mắc bệnh sùi mào gà bác sĩ thường phải gây tê, gây mê, do các cháu rất đau đớn, khó hợp tác. Việc này, bố mẹ nên suy nghĩ thật kỹ vì nếu trẻ em mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh sản của các cháu sau này" - bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm hàng loạt trẻ em tiếp tục nhập viện vì cắt bao quy đầu bị sùi mào gà ở Hưng Yên