Các nhà cung ứng cho ngành công nghiệp bán dẫn nằm trong làn sóng các công ty Nhật Bản sử dụng tiền của chính phủ để thúc đẩy hoạt động trong nước khi tình trạng thiếu chip toàn cầu ngày càng trầm trọng.

Các hãng cung cấp chip Nhật hưởng lợi từ trợ cấp của chính phủ để thoát Trung Quốc

Nhân Hoàng | 25/01/2021, 18:35

Các nhà cung ứng cho ngành công nghiệp bán dẫn nằm trong làn sóng các công ty Nhật Bản sử dụng tiền của chính phủ để thúc đẩy hoạt động trong nước khi tình trạng thiếu chip toàn cầu ngày càng trầm trọng.

10 công ty cung cấp dịch vụ thích hợp cho những gã khổng lồ sản xuất chip trong khu vực như TSMC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan) nhận được khoản trợ cấp "thoát Trung" trong đợt thứ hai, được công bố vào cuối năm ngoái.

Gần 1 năm tồn tại, khoản trợ cấp này đã tài trợ cho hơn 200 công ty Nhật Bản có hoạt động sản xuất tập trung cao ở nước ngoài để tăng cường chuỗi cung ứng của họ trong nước.

C. Uyemura & Co, một nhà sản xuất hóa chất cung cấp dịch vụ mạ điện để kết dính các thành phần chip, đã nhận được trợ cấp để đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu và tiến hành quy trình kiểm tra tại chỗ.

"Trước COVID-19, chúng tôi mua nguyên liệu thô từ Trung Quốc", Shigeo Hashimoto, Giám đốc điều hành cấp cao tại C. Uyemura & Co, cho biết.

Để đảm bảo rằng các nhà cung cấp mới ở Ấn Độ, châu Âu và Mỹ đang duy trì chất lượng giống các nguồn Trung Quốc trước đây, C. Uyemura & Co có kế hoạch mở rộng nhà máy gần thành phố Osaka (Nhật) và mua các dụng cụ kiểm tra đắt tiền.

Nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp Trung Quốc trước đây không chỉ chuyển đến nhà máy nội địa của C. Uyemura & Co mà còn sang các cơ sở sản xuất của công ty này ở thành phố Thâm Quyến, Malaysia và Đài Loan. Shigeo Hashimoto nói: “Các công ty con của chúng tôi phải sử dụng cùng một loại nguyên liệu thô”.

cac-hang-cung-cap-chip-nhat-huong-loi-tu-tro-cap-cua-chinh-phu-de-thoat-trung-quoc.jpg
Các nhà cung cấp cho ngành bán dẫn nằm trong số các công ty Nhật đã nhận được trợ cấp của chính phủ để tăng cường chuỗi cung ứng trong nước

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) nói với trang Nikkei rằng cân nhắc an ninh quốc gia không phải là yếu tố để lựa chọn người được nhận trợ cấp. Khoản trợ cấp tạo cơ hội cho METI đưa các ngành công nghiệp nước nhà không chỉ được coi là quan trọng với ngành công nghiệp quốc gia mà còn dẫn đầu về khả năng cạnh tranh sản xuất trong khu vực.

Sau khi giải ngân gần 305 tỉ yên (3 tỉ USD) cho 203 công ty Nhật, vòng thứ ba sẽ được tính vào ngân sách hàng năm tiếp theo, một quan chức METI giám sát khoản trợ cấp nói với trang Nikkei. Chính phủ Nhật dự kiến ​​sẽ hoàn thành kế hoạch ngân sách 2021-2022 vào tháng 4 năm nay.

Ngoài các nhà sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết bị y tế, các công ty tiếp nhận trợ cấp trong vòng thứ hai còn làm bộ phận bán dẫn, pin xe điện và màn hình LED.

Mitsubishi Electric cho biết sẽ dùng khoản tài trợ hướng tới việc mua lại một nhà máy ở tỉnh Hiroshima chuyên sản xuất chất bán dẫn để phát điện. Một thông báo trước đó cho biết khoản đầu tư là 20 tỉ yên.

Ban đầu được coi là phản ứng với coronavirus, khoản trợ cấp này dường như không khiến hoạt động sản xuất của Nhật Bản rời khỏi Trung Quốc. Trong khi có kế hoạch sử dụng khoản trợ cấp để nâng cao năng lực sản xuất tại Nhật Bản, Envision AESC (hãng làm pin cho xe điện) cũng sẽ đầu tư thêm vào chi nhánh Trung Quốc.

Envision AESC sẽ mở rộng công suất pin tại tỉnh Kanagawa từ 2,6 lên 10 gigawatt-giờ vào năm 2023. Một cơ sở mới ở Trung Quốc dự kiến ​​đạt 20 gigawatt-giờ vào năm 2023, sau khi bắt đầu ở mức 3 gigawatt- giờ.

Một phát ngôn viên của Envision AESC trích dẫn nhu cầu ngày càng tăng với xe điện ở Trung Quốc là lý do để tập trung vào cơ sở mới của họ.

Prime Planet Energy and Solutions, một nhà sản xuất pin khác liên doanh giữa Toyota Motor và Panasonic, sẽ mở một dây chuyền sản xuất mới ở tỉnh Tokushima trong khi vẫn duy trì mức sản lượng tại cơ sở ở Trung Quốc.

Do hợp tác với các nhà sản xuất chip hàng đầu nên với Ushio, Trung Quốc không phải là mắt xích yếu trong chuỗi cung ứng của họ. Các nguồn ánh sáng cực tím cực mạnh của Ushio được các nhà sản xuất chip sử dụng để kiểm tra chất lượng vật liệu mà họ sử dụng để khắc các đường mỏng, chính xác trên tấm silicon.

Nobuhiro Inosako, Phó tổng giám đốc kinh doanh EUV (quang khắc cực tím) của Ushio cho biết: “Chúng tôi phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp châu Âu cho các bộ phận nguyên bản.

Ushio sẽ sử dụng khoản trợ cấp để tìm kiếm các nhà cung cấp phụ tùng mới, đồng thời thử nghiệm sản xuất các bộ phận trong nhà.

Kei-ichiro Inaba, Trưởng dự báo tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, cho biết: “Hệ thống trợ cấp không yêu cầu các công ty tiếp nhận phải thực hiện gì đó về việc làm. Hệ thống trợ cấp cho phép một công ty tiếp nhận mua và lắp đặt máy móc mới trong một nhà máy hiện có. Hơn nữa, các dự án đầu tư trong danh sách 'chương trình được trợ cấp A' dường như không kêu gọi được lao động phổ thông. Các chương trình trợ cấp A bao gồm sản xuất chuyên môn hóa cao”.

C. Uyemura & Co đặt mục tiêu triển khai mở rộng sản xuất trong nước năm nay, còn nhà máy bán dẫn mới của Mitsubishi Electric dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 11.2021.

Ushio dự kiến sẽ hoàn thiện chuỗi cung ứng mới của mình vào năm 2023, ngay trước khi hết thời hạn trợ cấp 3 năm.

Bài liên quan
Samsung chi 116 tỉ USD chạy đua với nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới về quy trình 3nm
Theo các báo cáo gần đây, TSMC và Samsung đã gặp phải vấn đề trong quá trình phát triển chip theo quy trình 3nm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
30 phút trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các hãng cung cấp chip Nhật hưởng lợi từ trợ cấp của chính phủ để thoát Trung Quốc