Tay kéo thoăn thoắt, khó ai tin ông Đặng Văn Tiến đã 87 tuổi. Làm nghề cắt tóc đã hơn nửa thế kỷ, ở quá độ tuổi "xưa nay hiếm", đến nay ông Tiến vẫn cần mẫn, chăm chỉ bám nghề tại ngõ 131A, phố Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội.
Tiệm hớt tóc của ông Tiến khálụp xụp, nằmngay đầu ngõ hẹp của con phố Yên Phụ tấp nập. Bàn ghế, bồn rửa... đềucũ kỹ, mốc meo. Tài sản giá trị nhất của tiệmchỉ làchiếc quạt máy.
Tiệm mở cửa từ 8 giờ sáng cho tới 5giờ chiều, khách đến "nộp đầu" cho ông thôi thìđủ mọi thành phần,già có,thanh niên choai choai cũngcó. Đa số là khách quen.Ngày nào đông khách, tiệm hớt tóc của ông Tiến đón khoảng hơn chục người...
Đầu bạc trắng, chân đểtrần, bàn tay nhăn nheo, ông Tiếnthoăn thoắt tay lúckéo lúc lược. Vừa hớt tóc cho khách, ôngvừa vui vẻtrò chuyện với chúng tôi.
Ông cười móm mém, tự hào: "Tôi sinh năm 1930. Đã 87 tuổi, vẫn còn ngon phết! Tất cả là nhờ trời cho thôi.Nhiều bạn bè cùng trang lứa của tôi, có người đã nằm một chỗ cho con cháu chăm sóc, có không ítngười từ lâu đãchấm hết một kiếp nhân sinh".
Ông Tiến chỉ thích để chân đất, thoăn thoắt tay kéo, thiết kế kiểu tóc cho khách -Ảnh: Dương Cầm
Ông Tiến kểvề nghề hớt tóc mà ôngtheo đuổi hơn 65 năm qua, từ thuở đầu còn xanh: "Lúc còn thanh niên trai tráng, ban đầu tôi là thợ hàn xì trong một nhà máy của Pháp. Đến năm 20 tuổi, bố tôi truyền lại cho tôi nghề hớt tóc.Tôi thấy nghề này sống được, đủ nuôi sống vợcon... Tôi theo nghề này từ thời Pháp thuộc cơ đấy".
"Thời Hà Nộimới giải phóng, tôi làm nghề hớt tóc tạimột cửa hàng mậu dịch của nhà nước, có cả thảy 15 ông thợ, cũng tại con phố Yên Phụ này.Kiểu tóc khó hớt nhất là kiểu húicua, cònlịch lãmnhất là kiểu tócPháp. Khách vào đây thường yêu cầu tôi hớt cho họkiểu Pháp, nhưng tùy theo khuôn mặt mà tôi khuyên họ hớt kiểu phù hợp", ông Tiến thủ thỉ kể.
Lấy vợ từ năm 19 tuổi, ông có cả thảy 6 người con (3 trai, 3 gái). Ngày trước,người vợ hiền của ônglàm nghề đánh cá cho nhà nước ở hồ Tây, ăn chia theo số lượng cá đánh bắt được. Bà vừa mất năm ngoái, hưởng thọ 85 tuổi.
"Tôi có cả thảy khoảng 50 con cái, cháu chắt. Đứa nào cũng có nghề nghiệp ổn định. Tính tôi thích tự làmtự ăn, không phụ thuộc con cháu. Lúc bà nhà tôi còn sống thì hai vợ chồng cùng làm, cùng ăn..., bây giờ tôi tựlàm và ăn một mình", ông cười hóm hỉnh.
Ông Tiến đang thay dao cạo cho khách trong một không gian bề bộn, cũ kỹ -Ảnh: Dương Cầm
Gần tuổi cửu thập, cuộc đờiông Tiến gắn liền với thành phố Hà Nội từ thời còn bịPháp chiếm đóng đến giờ. Ông là nhân chứng sống vềnhững ngày thủ đôHà Nội thay da, đổi thịt trong thời bình.
Ông Tiến vẫn còn nhớ rõ những ngày đất nước nhiềukhó khăn, lương thực thiếu hụt phải ăn độnsắn thaycơm, người Hà Nội sơ tán khỏiđạn bom trong "12 ngày đêm" lịch sử tháng 12.1972. Ông Tiến cười, hồi tưởng: "Khổ lắm. Nồi cơm chỉ có một nắm gạo nhỏ, còn lại là hạtbo bo và sắn. Vậy mà cả nhà vẫnphải nhường nhịn nhau ăn. Những ngày đạn bom,vợ con tôi đi sơ tán, còn tôi, như những thanh niên khácvẫn bám trụ thủ đô làm quântự vệ".
Tiệmhớt tóc bình dân của lãoông Đặng Văn Tiến. Ảnh: Dương Cầm
Ông khoe, ở từng tuổi này, cách đây 41 năm,ông được vào Sài Gòn 1 lần. Lý do vào Nam của ông rất đặc biệt và xúc động.Người con thứ 2 của ông đi bộ đội chiến đấu trongNam. Năm 1975, đất nước thống nhất, con ông bặt tin.Ông cứ nghĩ con trai mình đã hy sinh. Cho đến một ngày, ông nhận đượcthông báo anh ấyvẫn còn sống và đang làm việc tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Ông nói: "Tôi mừng quá, bay ngay vào trong đó gặp con trai. Nhờ như vậy, tôi mới được dịp vào Sài Gòn, biết Sài Gòn,chứ không thìquanh năm chỉ loanh qoanh ở Hà Nội".
Ở độ tuổi đã gần 90nhưng tay kéo của ông Tiến vẫn được nhiều khách hàng ưa thích -Ảnh: Dương Cầm
Mỗi người khách, ông Tiến dành khoảng 30 phút làcó ngay một máitóc đẹp. Tiền công 30 ngàn đồng, một mức giá khá bình dân so với giá cả dịch vụHà Nội đắt đỏ.
Anh Lại Văn Minh, một bạntrẻ từ Sài Gòn ra Hà Nội công táccười vui với "kiểu tóc Pháp" lạ mắt vừa được ông Tiếntạo cho: "Lúc đầu thấy bác Tiến già quá, dáng người lụm khụm,tôi cũng không yên tâm. Tôinghĩ bác không thể hớt được những kiểu tóc thờitrang. Sau khi bác Tiến hớt xong, tôi rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ một cụ già gần 90 tuổi mà vẫn làm việc nhanh nhẹn và có thể thiết kế ra những kiểu tóc đẹp thế này".
Dương Cầm