Có hàng ngàn bài thi trắc nghiệm bị lỗi và phải sửa trong quá trình chấm thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại các cụm thi phía nam, tuy nhiên đại diện của các cụm thi này lại cho rằng đó là điều "bình thường".

THPT quốc gia 2019: Hàng nghìn bài thi trắc nghiệm bị lỗi, vì sao?

Hải Yến | 10/07/2019, 11:58

Có hàng ngàn bài thi trắc nghiệm bị lỗi và phải sửa trong quá trình chấm thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại các cụm thi phía nam, tuy nhiên đại diện của các cụm thi này lại cho rằng đó là điều "bình thường".

Liên quan đến thông tin phát hiện nhiều bài thi lỗi bất thường ở ĐắkLắk, chiều 9.7 trả lời báo chí, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở ĐắkLắkcho biết cụm thi này phát hiện 1.600/60.000 bài thi trắc nghiệm bị lỗi. Tuy nhiên ông Dũng cho rằng: "Những lỗi như tô sai mã đề, sai số báo danh trên bài thi trắc nghiệm là bình thường. Do cụm thi ĐắkLắkcó nhiều học sinh dân tộc thiểu số, nhiều thí sinh tô sai khiến bài thi bị lỗi cũng là chuyện dễ hiểu”.

Theo ông Dũng, công tác chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại ĐắkLắkdiễn ra an toàn, nghiêm túc, không có bài thi nào có biểu hiện bất thường như một số thông tin đăng tải. Toàn tỉnh có gần 20.600 thí sinh dự thi với 60.400 bài thi trắc nghiệm. Ban chấm trắc nghiệm qua phần mềm thì máy báo lỗi hơn 1.450 bài thi, lỗi này do các thí sinh đã tô sai kết quả.

"Những bài thi có 1 câu không tô đáp án, tô 2 đáp án, tô mờ… thì máy đều báo. Lúc này, cán bộ chấm thi sẽ thực hiện theo quy trình đã được Bộ GD-ĐT hướng dẫn" - ông Dũng cho hay.

Còn tại cụm thi Khánh Hòa, các cán bộ chấm thi cũng phát hiện 2.000/37.000 bài thi trắc nghiệm bị lỗi, đại diện đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm cụm thi này, ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHNha Trang cho haycác lỗi chủ yếu trong bài thi trắc nghiệm thí sinh cụm thi này gặp phải như tô sai số báo danh, trùng số ở cột tô số báo danh hay thí sinh dùng bút chì tốt nhưng gôm tẩy thì không tốt nên khi điều chỉnh đáp án, xóa đáp án cũ vẫn còn dấu vết mờ, trong khi máy quét lại nhạy nên vẫn nhận diện, gây ra cảnh báo lỗi. Vì thế, tổ chấm thi phải mất hơn 1 ngày để sửa lỗi cho các bài thi.

Tại cụm thi Bình Thuận, năm nay Trường ĐHCông nghiệp thực phẩm TP.HCM được giao chấm thi trắc nghiệm, trong số hơn 32.000 bài thi trắc nghiệm, có khoảng 100 bài thi bị lỗi nên phải hỗ trợ sửa lỗi để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Tương tự, cụm thi Gia Lai do Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chủ trì chấm thi trắc nghiệm cũng ghi nhận một số bài thi bị lỗi. Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng thông tintrong số 38.000 bài thi trắc nghiệm có một số bài bị lỗi, nhưng số lượng không nhiều. “Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, chúng tôi làm đúng theo quy chế. Việc chấm thi thực hiện 4 bước, trong đó có bước sửa lỗi trước khi chấm để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh”, ông Trần Đình Lý nói.

Trước đó, tại cụm thi Thanh Hóa do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì chấm thi trắc nghiệm, phần mềm chấm thi khuyến cáo nên xem xét lại 11.900/102.925 bài thi trắc nghiệm. Đơn vị này kiểm tất cả các bài thi này và sửa hơn 1.500 lỗi tô mờ, tô đúp. Cụm thi này cũng ghi nhận một bài thi trắc nghiệm bất thường và đã lập biên bản.

Trả lời phóng viên, PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - đơn vị được giao chủ trì chấm thi trắc nghiệm ở Thanh Hóa, cho biết việc soát cả 4 môn thi do máy thực hiện hoàn toàn, nhằm nhận diện các ảnh đã được quét là bài cũng để thống kê các lỗi của bài thi (nhưng bài thi đã được mã hóa) nên người soát chỉ thấy hiển thị trên màn hình phần lỗi chứ không thấy hình ảnh bài làm.

Tiếp theo là kiểm tra các bài thi mắc sơ suất tô đúp (tô nhiều hơn 1 đáp án trong 1 câu hỏi). Với những bài này, phần mềm sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo. Khi nhận được tín hiệu này, cán bộ sẽ phóng to bài thi để xem có phải thí sinhtô đúp là do tô lại mà chưa tẩy sạch vết tô trước hay tô bừa. “Xử lý cụ thể các lỗi này thế nào Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn rất tỉ mỉ, nhưng tất cả các thao thác xử lý lỗi này đều được ghi về trên phần mềm”, ông Tớp cho biết.

Theo quy trình chấm thi trắc nghiệm năm 2019 được Bộ GD-ĐT hướng dẫn, việc chấm thi vẫn thực hiện 4 bước gồm: quét ảnh, đọc ảnh, sửa lỗi và chấm thi. Như vậy sửa lỗi bài thi trắc nghiệm là một khâu trong chấm thi thuộc trách nhiệm của các đơn vị được giao. Thậm chí, có những lỗi do quét bài như để gấp phiếu, sai mặt phiếu, làm phiếu bị biến dạng… những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra.

Để tránh tình trạng gian lận thi cử như năm 2018, trong năm 2019, phần sửa lỗi này sẽ được thực hiện chỉ sau khi sinh ra đĩa CD1. Kết quả sửa cùng với biên bản (tự động) cùng với bản sao cơ sở dữ liệu tại thời điểm đó được mã hóa tạo thành đĩa CD2 gửi về Bộ GD-ĐT. Cũng như đĩa CD1 chỉ có Bộ mới có thể giải mã được đĩa CD2.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
THPT quốc gia 2019: Hàng nghìn bài thi trắc nghiệm bị lỗi, vì sao?