Cơ quan, địa phương nào không kịp thời kiểm soát, để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thủ tướng: Cơ quan, địa phương nào để dịch bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm

Lam Thanh | 25/08/2022, 19:20

Cơ quan, địa phương nào không kịp thời kiểm soát, để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 755/CĐ-TTg ngày 25.8.2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Công điện nêu rõ, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, tiêm vắc xin vẫn là giải pháp chiến lược nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Trong nước, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng; nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của vi rút với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; xuất hiện nhiều bệnh dịch như sốt xuất huyết, cúm mùa, tay chân miệng...

“Việt Nam đã tăng nhanh tỷ lệ bao phủ vắc xin, song tại một số nơi, việc tiêm vắc xin chưa bảo đảm yêu cầu, tiến độ tiêm chủng còn chậm, nhất là tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ người 18 tuổi trở lên còn thấp”, công điện nêu rõ.

dich.jpg
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Để tiếp tục bảo vệ và duy trì bền vững thành quả phòng chống dịch COVID-19, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang có nguy cơ gia tăng, tạo điều kiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc tiêm vắc xin; hoàn thành sớm nhất việc tiêm vắc xin cho các lứa tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tiêm vắc xin trên địa bàn; đảm bảo tiến độ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia và sử dụng kịp thời, hiệu quả số vắc xin phòng COVID-19 được phân bổ, tránh lãng phí.

“Chỉ đạo các cấp chính quyền trên địa bàn đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; tiếp tục khẩn trương tổ chức tiêm chủng lưu động, tại vùng có tỷ lệ tiêm thấp mũi 2 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ người 18 tuổi trở lên để bảo đảm mục tiêu đề ra”, Thủ tướng nêu.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tiêm vắc xin, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối với các địa phương không bảo đảm tiến độ.

Ngoài ra, Bộ Y tế bám sát diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, tăng cường trao đổi, thông tin, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến các chuyên gia để có đánh giá, dự báo diễn biến dịch bệnh do biến thể mới gây ra; triển khai đánh giá miễn dịch cộng đồng, chủ động tham mưu các giải pháp ứng phó phù hợp và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả…

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát, cập nhật kịch bản, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; bảo đảm người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở; kiên quyết ứng phó kịp thời, hiệu quả trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.

Cơ quan, địa phương nào không kịp thời kiểm soát, để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong chuyển đổi số
Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai chuyển đổi số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
10 phút trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Cơ quan, địa phương nào để dịch bùng phát trên diện rộng phải chịu trách nhiệm